Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Cách liên hệ in bình giữ nhiệt làm quà tặng

Tại sao nên in giữ nhiệt theo yêu cầu tại Indangnguyen.com?


Indangnguyen là đơn vị phân phối dịch vụ in lên bình giữ nhiệt cho doanh nghiệp, chúng tôi mang logo, thông điệp của quý khách đến với khách hàng. Mỗi sản phẩm được tạo ra là một lần thương hiệu của bạn được lan toả cho nhiều người.

Nắm được ý nghĩa đó, đội ngũ Indangnguyen hết lòng mang đến 1 dịch vụ giúp quý khách có thể yên tâm hơn. Sản phẩm quà tặng của quý khách hàng sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khách hàng.

+ hàng đầu in bền đẹp.

+ Thời gian hoàn thành nhanh chóng.

+ In số lượng nhỏ từ vài chục sản phẩm đến hàng chục nghìn sản phẩm.

+ Có in mẫu cho khách hàng duyệt trước khi in hàng loạt.

+ Có hỗ trợ phân phối sản phẩm, tư vấn chọn sản phẩm phù hợp.

+ quý khách mong muốn thiết kế? Chúng tôi có thể đáp ứng nếu quý khách chưa có mẫu thiết kế phù hợp.

In bình giữ nhiệt AGU Group

Quy Trình In Logo Lên Bình Giữ Nhiệt Tại In Đăng Nguyên


Indangnguyen hỗ trợ in logo cho khách hàng đã có bình nước tại Indangnguyen . Quý khách hàng liên hệ gửi mẫu logo và số lượng, kiểu dáng muốn in để được đội ngũ của chúng tôi xem xét báo giá cũng như thời gian hoàn thành.

Trường hợp không có mẫu thiết kế, In Đăng Nguyên có thể hỗ trợ bạn. Tuy nhiên đây là dịch vụ gia nâng cao nên chi phí thiết kế sẽ tính riêng.

Sau khi thống nhất được mẫu in và đồng ý với báo giá. Indangnguyen sẽ lên hợp đồng gửi quý khách hàng và quý khách hàng đặt cọc 1 phần (thường là 40%) để chúng tôi lên phim hoặc khuôn in.

Indangnguyen hỗ trợ in mẫu 1 sản phẩm trước để quý khách hàng hình dung được thực tế. Sau khi đồng ý với mẫu, quý khách hàng ký tên lên mẫu và gửi lại để đội ngũ in sẽ tiến hành in hàng loạt theo mẫu.Chúng tôi hỗ trợ quý khách hàng thay đổi màu sắc in, vị trí in 1 lần. Từ lần thay đổi đồ vật 2 trở đi sẽ tính phí tuỳ theo mẫu logo.

Sau khi in xong chúng tôi sẽ giao hàng tận nơi theo yêu cầu của bạn. Trường hợp đã có sẵn sản phẩm thì bạn vui lòng chịu chi phí gửi hàng đến kho in và lấy hàng từ kho của Indangnguyen về kho của quý khách.

Kết luận : Quy trình in logo của chúng tôi sẽ được thực hiện như sau:

Gửi mẫu logo > Nhân viên của Đăng Nguyên gửi báo giá và hợp đồng > Ký hợp đồng > Đặt cọc > in mẫu > quý khách duyệt mẫu > In hàng loạt theo mẫu > Giao hàng.

In bình giữ nhiệt kim loại

In bình giữ nhiệt vỏ bằng gỗ

Chi Phí In Logo Lên Bình giữ nhiệt Như Thế Nào? Báo Giá Chi Tiết


Chi phí bình giữ nhiệt in logo hoặc inox của Indangnguyen phụ thuộc vào 1 số yếu tố:

- Số lượng vị trí muốn in.

- Logo có bao nhiêu màu sắc.

- Số lượng sản phẩm muốn in.

3 yếu tố trên sẽ quyết định chi phí in của quý khách hàng. Thông thường logo một màu, một vị trí khi in với số lượng 1000 sản phẩm thì sẽ có giá khoảng 2.500.000đ

Tất nhiên tuỳ theo yêu cầu cũng như tình hình thực tế mà giá in có thể khác nhau. Quý khách hãy liên hệ Indangnguyen để được báo giá in logo nhanh nhất bạn nhé.

Hotline (zalo) 0914 006 672 (Mrs. Nga) - Email : indangnguyen@gmail.com
Địa chỉ : 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Sản xuất sổ da, menu bìa da, bìa da theo yêu cầu

xưởng ĐẲNG NGUYÊN chuyên : In sổ da, menu bìa da, kẹp file da, bìa da trình ký
---> Sổ còng, sổ bìa da cao cấp, sổ quà tặng, sổ tay giá rẻ
---> Bìa menu, bìa kẹp tiền, bìa karaoke
--->Bìa sổ tay, bìa trình ký, bìa đựng hồ sơ
--->Thùng da, hộp da, bìa đựng bằng tốt nghiệp
--->Hộp khăn giấy da, bìa da khách sạn
--->Sản xuất những sản phẩm BẰNG DA theo yêu cầu……

Chất liệu: da bò THẬT, vải giả da là gì?, da PU, nhựa, vải, gỗ….

Đặc biệt: sản xuất menu bìa da có sẵn, bìa đựng hồ sơ có sẵn, sổ da có sẵn, bìa kẹp tiền có sẵn giá rẻ.



Qúy Khách Đặt Hàng Theo Yêu Cầu:

Hotline: 0914 006 627 (Mrs.Nga)

Email: indangnguyen@gmail.com

Facebook: https://facebook.com/indangnguyenhanoi/

Zalo: 0914 006 627

Địa chỉ ở hà Nội : 275 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

Địa chỉ ở TPHCM : 53 Hoàng Bật Đạt - Tân Bình - TP HCM
Website : indangnguyen.com

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Hải quan yêu cầu báo cáo nội bộ vụ mở tờ khai lúc 0 giờ

Ngày 15/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành ngày 15/4 phản ánh nhiều bất thường trong khai báo hải quan đối với hạn ngạch 400.000 tấn gạo. VFA cho rằng có sự can thiệp của công chức Hải quan.

Xác nhận với Tiền phong, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết đã yêu cầu nội bộ báo cáo, giải trình, nếu phát hiện có tiêu cực sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Đáng chú ý, trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, VFA phản ánh không nhận được thông báo chính thức nào từ phía Hải quan sẽ cho mở tờ khai lúc 0 giờ sáng 12/4.

Trả lời báo chí về việc này, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho rằng hải quan chưa từng thông báo giờ mở nhận tờ khai xuất khẩu bất cứ mặt hàng nào. Hệ thống hoạt động tự động nên nhận thông tin mọi thời điểm. Nhưng trước ý kiến của DN về việc cần có thông báo thời điểm mở nhận tờ khai xuất khẩu mặt hàng gạo, ông Mai Xuân Thành cho biết cơ quan hải quan sẽ tiếp thu kiến nghị này.

Hải quan yêu cầu báo cáo nội bộ vụ mở tờ khai 0 giờ - ảnh 1Danh sách các DN mở tờ khai thành công để xuất khẩu 400.000 tấn gạo tháng 4

Chia sẻ với Tiền phong, một cán bộ Tổng cục Hải quan cho hay, tất cả các chương trình công nghệ thông tin, khai báo điện tử đều chạy từ 0 giờ của ngày có hiệu lực pháp luật. “Việc này được quy định rõ trong các Thông tư số 51, 38, 39 của Bộ Tài chính về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan”, nguồn tin chia sẻ.

Tuy nhiên, cán bộ Hải quan này cũng nhận định, khả năng các DN mở tờ khai thành công kia được “phím” trước nên chủ động hết hồ sơ khai báo. Khi nhận được lệnh mở tờ khai lập tức ấn “enter” và được chấp nhận kết quả tự động trong vài giây. “Có chăng là họ phím nhau vào thời điểm mở tờ khai. Chứ khi mở rồi can thiệp vào “bể” ngay”, nguồn tin cho hay.

Theo VFA, sau khi có văn bản đề nghị báo cáo tình hình khai hải quan và các tồn đọng hiện nay đối với hạn ngạch XK 400.000 tấn tạo trong tháng 4/2020, đã có 41 hội viên VFA tham gia báo cáo.

Hải quan yêu cầu báo cáo nội bộ vụ mở tờ khai 0 giờ - ảnh 2

Phản ánh của VFA lên Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành ngày 15/4

Về các bất cập, trước hết, một số thương nhân đã gặp phải tình huống sau: các tờ khai đăng ký hải quan kể từ thời điểm 0h ngày 11/4 đã có sổ tờ khai và đã phân vào luồng đỏ, nhưng đến ngày 13/4, sau khi tải kiểm tra trên hệ thống hải quan cập nhật, lại thấy ngày đăng ký của các tờ khai này “tự động” bị lùi về thời điểm 10/4. VFA đã ghi nhận ít nhất 3 thương nhân như vậy và các thương nhân hiện vẫn chưa tìm được câu trả lời cho tình huống này.

Thậm chí, có cả trường hợp các tờ khai hải quan đã có sổ tự khai nhưng chưa phân luồng, đã được ghi nhận trước đó, đến thời điểm sáng 14/4 lại bị mạng hải quan xóa bỏ khi chưa đủ 15 ngày theo quy định.

Ngoài ra còn có tình trạng: Trong số các thương nhân truyền được tờ khai rạng sáng 12/4, có không ít thương nhân chưa tập kết hàng ở cảng thời điểm đó hoặc tập kết chưa đủ mà chỉ truyền tờ khai để giữ chỗ.

Trong khi đó, có rất nhiều thương nhân đã tập kết hàng hóa sẵn sàng (nghĩa là đảm bảo đầy đủ điều kiện để đăng ký tờ khai chờ thông quan) ở cảng chờ xếp tàu, đóng container, thậm chí có lô hàng đã đóng container trước ngày 24/3, tính đến nay đã hơn 20 ngày lưu container lưu bãi mà vẫn chưa truyền được tờ khai hải quan…

VFA đề nghị hủy toàn bộ tờ khai đã được truyền của thương nhân tại hệ thống nếu phát hiện việc khai khống số lượng, khai khống số container và số seal, không xuất trình được hàng hóa khi kiểm hóa.

Kinh doanh thua lỗ do Covid-19, không có tiền trả nợ ngân hàng, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Nhiều người lo lắng mình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên theo Luật sư thì đây chỉ là sự hiểu nhầm của người vay tiền.

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, nếu người vay tiền chân thật, sử dụng tiền vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng nhưng không may gặp tình hình khó khăn (như dịch bệnh Covid-19 gây ra, thiên tai, hỏa hoạn, kinh doanh thua lỗ…) dẫn đến không có tiền để trả nợ gốc, lãi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chỉ trong trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối, như là sử dụng tiền vay để thực hiện vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có tiền trả lại cho ngân hàng hoặc có tiền trả cho ngân hàng mà trốn tránh, không chịu trả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017); làm giả giấy tờ để vay tiền của ngân hàng nhằm chiếm đoạt số tiền đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, căn cứ vào Điều 299, Điều 303, khoản 7 Điều 323 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi khoản vay đến hạn mà người vay không trả được tiền gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được quyền thực hiện các thủ tục thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản (nếu có). Việc thu hồi nợ này là kê biên, đấu giá tài sản bảo đảm hoặc khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thanh toán tiền nợ gốc và lãi theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp người vay gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra dẫn đến kinh doanh thua lỗ (khoản tiền vay sử dụng vào đúng mục đích như hợp đồng tín dụng) thì không bị coi là có tội; ở đây, chỉ là tranh chấp dân sự giữa ngân hàng với người vay.

Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu, nếu cá nhân, tổ chức vay tiền của ngân hàng và sử dụng đúng mục đích số tiền vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không may gặp khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán thì ngân hàng nên có chính sách gia hạn trả nợ gốc, giảm lãi suất, miễn tiền phạt chậm trả… để tạo điều kiện thuận lợi cho người vay khởi động lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm có tiền thanh toán nợ. Nếu ngân hàng khởi kiện người vay tiền ra Tòa án lúc này thì người vay cũng không có tiền để thanh toán cho ngân hàng, tình hình khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

(Theo Nhịp sống Việt)

Chất lượng tệ hại của ngành sản xuất khẩu trang Trung Quốc

Theo South China Morning Post, một nhà sản xuất tất ở tỉnh Chiết Giang đã nhận thấy cơ hội kinh doanh từ hồi tháng 2, khi Trung Quốc vật lộn với dịch Covid-19 khởi nguồn từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc).

Doanh nhân đến từ Gia Hưng quyết định tham gia vào ngành sản xuất khẩu trang y tế. Khi cố mua máy móc, ông nhận ra có rất nhiều người cạnh tranh. “Có quá nhiều người muốn mua”, ông này kể lại.

“Cuối cùng, chúng tôi đã mua một chiếc máy được thiết kế để sản xuất các mặt hàng khác thay vì khẩu trang. Họ cần điều chỉnh để biến nó thành máy sản xuất khẩu trang. Vì vậy, chúng tôi phải đợi khoảng một tháng”, South China Morning Post dẫn lời ông chủ nhà máy.

Theo ông, nhà máy hiện phải sản xuất 40.000-50.000 khẩu trang mỗi ngày với một chiếc máy duy nhất. Tuy nhiên, ông cũng không dám đầu tư thêm vì thị trường đang rất hỗn loạn.

Hái ra tiền nhưng kém chất lượng

Ngành công nghiệp sản xuất khẩu trang đang bùng nổ ở Trung Quốc. Các quốc gia trên khắp thế giới giành giật nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế khi số ca nhiễm virus corona ngày càng gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ủng hộ chính phủ các nước yêu cầu hoặc khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Tuy nhiên, việc vội vàng tận dụng cơ hội đã dẫn tới vô số vấn đề trầm trọng về chất lượng của ngành công nghiệp khẩu trang Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu khẩu trang y tế, khẩu trang chống bụi lớn nhất thế giới với khoảng 20.000 nhà sản xuất và phân phối.

Theo Viện nghiên cứu Công nghiệp Forward có trụ sở tại Thâm Quyến, khẩu trang sản xuất ở Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng sản lượng toàn cầu. Sản xuất khẩu trang là ngành công nghiệp sinh lợi lớn. People’s Daily dẫn lời một nhà sản xuất tiết lộ một tấn vải không dệt có thể tạo ra 1 triệu khẩu trang phẫu thuật.

Nếu mỗi tấn vải được mua với giá 20.000 NDT (2.840 USD), một chiếc khẩu trang chỉ tốn 0,2 NDT (0,028 USD). Ngay cả khi tính thêm chi phí lao động và hậu cần, công ty vẫn kiếm lời tốt. Một chiếc khẩu trang hiện được bán với giá 4 NDT (0,57 USD) ở Bắc Kinh hoặc 3 NDT (0,43 USD) ở Thượng Hải.

Do đó, các công ty sản xuất băng, dệt, thiết bị chiếu sáng cũng chuyển sang sản xuất khẩu trang. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ồ ạt nhảy vào lĩnh vực này đã làm gia tăng mối lo ngại về chất lượng. Hầu hết nhà sản xuất không được cấp phép để xuất khẩu sang EU hoặc Mỹ.

Tại Gia Hưng, một nhà sản xuất tất khẳng định có thể đáp ứng tiêu chuẩn KN95, một tiêu chuẩn gần với N95, được thiết kế để lọc 95% hạt trong không khí. Khẩu trang N95 được khuyến nghị cho các nhân viên y tế để chống lại SARS-CoV-2.

KN95, tiêu chuẩn của Trung Quốc, cũng lọc 95% hạt trong không khí, nhưng không được phân loại vào thiết bị y tế hay đáp ứng các quy định về sản xuất thiết bị y tế. Vị doanh nhân này cho biết ông chọn sản xuất KN95 vì các yêu cầu về môi trường sản xuất ít nghiêm ngặt hơn.

Khẩu trang y tế phải được chế tạo trong môi trường không có bụi và vi khuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn phòng sạch loại 100.000. Trong khi đó, khẩu trang KN95 có thể được sản xuất trong phòng sạch theo tiêu chuẩn thấp hơn. Theo Hiệp hội Thiết bị Y tế Trung Quốc, khẩu trang KN95 thậm chí không chặn được các giọt bắn, một trong những cách lây truyền của virus corona.

Làm giả giấy phép

Có khoảng 1.500 công ty ở Trung Quốc đủ điều kiện chế tạo khẩu trang phục vụ y tế đạt tiêu chuẩn do Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia quy định. Các nhà sản xuất này cần ít nhất ba điều kiện: nguồn cung vải phù hợp, máy chế tạo và khử trùng khẩu trang, phòng sạch đạt chuẩn.

Tuy nhiên, một nguồn tin của South China Morning Post tiết lộ loại vải được các nhà sản xuất mới sử dụng thường không đạt tiêu chuẩn. “Một số công ty từng sản xuất đèn đã nhanh chóng cải tiến công xưởng và tiến hành sản xuất khẩu trang. Bạn có thể nghĩ rằng chất lượng được đảm bảo?”, một nhà xuất khẩu thiết bị chiếu sáng ở Hàng Châu bình luận.

Trung Quốc cho biết sự nhầm lẫn về N95 và KN95 là lý do đằng sau vụ Hà Lan thu hồi 600.000 khẩu trang KN95 từ một nhà sản xuất Trung Quốc. Bộ Y tế Hà Lan nói rằng chúng không vừa vặn và các bộ lọc không hoạt động.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh cho biết nhà sản xuất Trung Quốc đã lưu ý với đại lý tại Hà Lan trước khi vận chuyển rằng đây không phải khẩu trang y tế. Tuy nhiên, bà không giải thích lý do kích thước và bộ lọc của khẩu trang không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Trung Quốc đang tìm cách thu hẹp khoảng cách về chất lượng sản phẩm y tế. Hôm 10/4, hải quan nước này cho biết 11 mặt hàng y tế, bao gồm khẩu trang, bộ dụng cụ xét nghiệm và đồ bảo hộ, sẽ được kiểm tra trước khi xuất khẩu để tăng cường kiểm soát chất lượng.

Bắc Kinh cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu khẩu trang y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị y tế khác phải có giấy phép bán sản phẩm của họ tại Trung Quốc từ ngày 31/3, bất kể chúng đã được chứng nhận bán ở châu Âu hay Mỹ.

Các biện pháp này cũng được đưa ra để ngăn chặn hành vi gian lận của một số nhà xuất khẩu Trung Quốc, như mua nhãn hiệu CE để bán hàng trên thị trường EU. “Năm ngoái, chúng tôi điều tra 87 đại lý chứng nhận vi phạm các quy định, chiếm 15% trên tổng số, 5 đại lý trong số đó bị tước giấy phép hoạt động”, ông Liu Weijun tại Cục Quản lý Thị trường Trung Quốc tiết lộ.

Lý do chính cho việc gian lận chứng nhận là để tiết kiệm chi phí và thời gian. Chẳng hạn, một cuộc thẩm định đủ điều kiện đạt điểm CE cho các thiết bị y tế tốn ít nhất 70.000 euro (76.500 USD) và mất 5-8 tháng, theo Công ty chứng nhận đa quốc gia SGS.

Hiện, một nhóm nhỏ nhà sản xuất thiết bị y tế có chứng nhận hợp pháp để xuất khẩu đang ngập trong đơn đặt hàng. Và giá cổ phiếu của các công ty này tăng mạnh. “Đơn đặt hàng từ nước ngoài tăng mạnh. Một số nhà máy của chúng tôi đang hoạt động 3 ca mỗi ngày”, người phát ngôn của Selen Science & Technology, một trong những nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc, cho biết.

(Theo Zing)

'Xù' bán gạo cho dự trữ nhà nước, tranh nhau xuất đi nước ngoài

“Bùng” cung cấp gạo dự trữ, nhưng nhanh tay đăng ký xuất khẩu

Ngày 14/4, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết qua rà soát các doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu từ 0 giờ ngày 12/4 có 39 doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo, số lượng hạn ngạch đạt mốc 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương.

Cũng từ việc rà soát số lượng doanh nghiệp đăng ký các tờ khai xuất khẩu, Tổng cục Hải quan nhận thấy có dấu hiệu khá bất thường.

Cụ thể, trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu xuất hiện những doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo theo đấu thầu của Tổng cục dự trữ nhà nước. Tuy nhiên theo báo cáo của Tổng cục dự trữ, những doanh nghiệp này lại không đến ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Khi hệ thống hải quan cho đăng ký tờ khai xuất khẩu, các doanh nghiệp này lại đăng ký tờ khai xuất khẩu lên tới hàng ngàn tấn gạo.

Theo đó, cơ quan Hải quan thống kê có 4 doanh nghiệp nằm trong danh sách nhà thầu trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia năm 2020. Ví dụ như Tổng Công ty lương thực miền Bắc trúng thầu 4.500 tấn, đến thời điểm hiện nay chưa ký hợp đồng, tuy nhiên doanh nghiệp này lại đăng ký xuất khẩu 8 tờ khai với số lượng 7.200 tấn. Hay Công ty TNHH Phát Tài trúng thầu 17.940 tấn, doanh nghiệp này cũng đăng ký 5 tờ khai xuất khẩu, tổng khối lượng hơn 13.000 tấn.

Hai doanh nghiệp khác gồm Công ty cổ phần Vĩnh Tường và Công ty CP XNK Thuận Ninh cũng nằm trong danh sách trúng thầu nhưng chưa ký hợp đồng với Cục dự trữ Quốc gia khu vực, tuy nhiên hai doanh nghiệp này cũng đăng ký tờ khai xuất khẩu trên 10.000 tấn.

Như vậy các doanh nghiệp này chưa thực hiện quy định cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia. Cơ quan Hải quan cho rằng hiện tượng này làm phát sinh nguy cơ không đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo dự trữ quốc gia.

Song, trên thực tế, hiện nay chưa có chế tài buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng đối với lượng gạo đã trúng thầu khi đấu thầu lượng gạo dự trữ quốc gia thì mới được xuất khẩu.

Doanh nghiệp nhanh chân chiếm 1/4 lượng gạo được xuất khẩu

Việc cấp hạn ngạch 400 nghìn tấn gạo theo phương án Bộ Công Thương đề xuất đã dẫn đến tình trạng những doanh nghiệp nào đăng ký tờ khai trước sẽ chiếm hết hạn ngạch của doanh nghiệp đăng ký tờ khai sau.

Cụ thể, tại Quyết định về hạn ngạch xuất khẩu gạo ngày 10/4, Bộ Công Thương đưa ra nguyên tắc thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước.

Điều này dẫn đến trường hợp 1 doanh nghiệp “nhanh chân” hơn đăng ký lượng gạo xuất khẩu bằng hàng chục doanh nghiệp khác cộng lại.

Thực tế thống kê của Hải quan cho thấy, trong thời gian rất ngắn có DN đăng ký hơn 100 tờ khai với số lượng gần 100.000 tấn. Đó là Công ty CP tập đoàn Intimex đăng ký 102 tờ khai với khối lượng 96.234 tấn, chiếm ¼ lượng gạo được xuất khẩu. Như vậy những doanh nghiệp còn lại sẽ không còn hạn ngạch để đăng ký tờ khai.

“Đây là bất cập, không mang lại hiệu quả quản lý, gây ra sự hỗn loạn trong hoạt động xuất nhập khẩu chỉ trong mấy ngày, gây phản ứng của doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những hợp đồng đã ký trước đây nhưng không đăng ký được tờ khai xuất khẩu gạo”, lãnh đạo Cục giám sát quản lý hải quan bình luận.

Trước thực tế hiện nay, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương cần xem xét lại quy định quản lý xuất khẩu gạo. Thay bằng phân bổ hạn ngạch tổng lượng hàng tháng, thì có thể đấu giá hạn ngạch như mặt hàng đường Bộ Công Thương đang thực hiện.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp trước mắt trong bối cảnh dịch bệnh còn nghiêm trọng. Các nhà khoa học và doanh nghiệp lúa gạo cho rằng, về lâu dài cần trả lại việc xuất khẩu gạo về như bình thường khi dịch bệnh qua đi.

Theo chuyên gia nông nghiệp GS Võ Tòng Xuân, hiện nhu cầu gạo trên thị trường quốc tế rất lớn, đặc biệt là từ Philippines. “Nếu nhanh chóng quyết định cho tiếp tục xuất khẩu gạo thì Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội. Nếu dùng dằng quá lâu thì chúng ta sẽ mất cơ hội bởi hiện nay Philippines đang khá nóng lòng. Họ chỉ còn vài tháng là hết gạo”, ông nói.

Còn TS Nguyễn Đức Thành, Liên minh Chính sách Nông nghiệp Việt Nam Việt Nam đề xuất nên áp thuế xuất khẩu với gạo trong giai đoạn này để doanh nghiệp chủ động việc xuất, còn nhà nước có thêm nguồn thu.

Đại diện Tổng cục Hải quan kiến nghị: Việc đấu giá trên nguyên tắc doanh nghiệp tham gia đấu giá đáp ứng điều kiện xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 107, ngoài ra doanh nghiệp phải thực hiện hợp đồng cung ứng gạo cho dự trữ quốc gia và doanh nghiệp phải ký hợp đồng với một siêu thị liên quan đến cam kết đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu 5% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của DN trong 6 tháng trước, để đảm bảo cung ứng ra thị trường khi Chính phủ và các bộ, ngành có yêu cầu. Những đối tượng đó mới được tham gia vào đấu giá hạn ngạch và như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn, khi có hạn ngạch rồi doanh nghiệp sẽ thực hiện ký hợp đồng và thực hiện đăng ký tờ khai xuất khẩu.

Lương Bằng

'Xù' bán gạo cho Dự trữ nhà nước, kiến nghị dừng xuất khẩu đến 15/6

'Xù' bán gạo cho Dự trữ nhà nước, kiến nghị dừng xuất khẩu đến 15/6

Chỉ trong ít ngày, các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã phải hủy bỏ kết quả trúng thầu hơn 46.000 tấn gạo do các nhà thầu không ký hợp đồng cung cấp gạo.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Phân loại bút kim loại và dịch vụ khắc laser trên bút

Bút kim loại khắc tên, logo là vật lưu niệm hợp lý để trao tặng đối tác, khách hàng tại những sự kiện, hội nghị khách hàng. Hoặc thậm chí bạn có thể tặng chúng cho nhân viên như một phần quà tặng khích lệ của bạn dành cho sự cống hiến của họ.
Các chiếc bút này có độ bền đến đáng kinh ngạc, chúng có thể thay thế ruột bút để tái sử dụng nhiều lần. Đây là một lựa chọn khôn ngoan cho các công ty mới khởi nghiệp, công ty giải pháp hoặc doanh nghiệp công nghiệp.
Mẫu bút kim loại in logo ngân hàng Shinhan
Bút kim loại được chia làm 2 loại dạng chính là bút kim loại nắp rời và bút kim loại xoay.

+ Bút bi kim loại nắp rời:

Mẫu bút kim loại nắp rời
Bút bi kim loại nắp rời thường là những mẫu bút có phần thiết kế tương đối cầu kỳ hơn so với bút bi kim loại xoay. Điều này thể hiện sự mạnh mẽ và cá tính cho cây bút lẫn người sử dụng chúng. Về phần ruột bút, hầu hết những mẫu bút kim loại nắp rời đều sẽ sử dụng ngòi bút bi dạ mực nước khô nhanh và không lem khi sử dụng.

+ Bút bi kim loại xoay:

Mẫu bút kim loại xoay in logo X-Watch
Bút bi kim loại xoay là với những khớp xoay nhẹ nhàng giữa thân bút, dễ sử dụng và đơn giản. Về phần ruột bút, các mẫu bút này thì thường được sử dụng bởi ngòi bút bi dạ mực khô và dễ sử dụng. Và các mẫu bút kim loại xoay luôn được nhiều người ưu ái và lựa chọn nhiều hơn bởi chúng có thể dễ dàng bỏ túi hay giắt vào túi áo mà không phải lo lắng khi làm rơi rớt hay lạc mất phần nắp của bút. Đồng thời, giá thành của mẫu bút kim loại xoay cũng tương đối rẻ hơn so với các mẫu bút bi dạng nắp rời.

Dịch vụ in logo lên BÚT Kim Loại làm quà tặng

Khi bạn thiết kế nội dung để khắc laser lên bút kim loại, quý khách hàng đang cần cam kết rằng thông tin quý khách hàng đưa vào là rõ ràng và cần thiết. Phần diện tích để khắc laser trên bút có giới hạn, bởi thế quý khách hàng có thể yêu cầu khắc tên, địa chỉ trang web hoặc số điện thoại của công ty quý khách, sau đó in logo của quý khách lên các dòng văn bản bên trái.
Dịch vụ in logo lên bút kim loại

Cho dù bạn đang tìm kiếm bút kim loại khắc logo cho doanh nghiệp hay là bút khắc tên cá nhân của quý khách hàng, điều quan trọng nhất vẫn là tốt nhất của bút và việc thực hiện thiết kế của bạn. Hãy nhớ rằng những cây bút này đại diện cho công ty của quý khách và cho mọi người thấy bạn đánh giá cao họ như thế nào.

Xưởng in bút Đăng Nguyên - Địa chỉ sản xuất nhiều loại bút kim loại, màu sắc và thiết kế khắc tên, khắc logo theo yêu cầu. Chúng tôi sẽ phân phối cho bạn bút mẫu, thông qua việc gửi file Catalogue online hoặc quý khách hàng có thể xem trực tiếp tại văn phòng tư vấn. Sau khi khách hàng lựa chọn được mẫu bút ưng ý, chúng tôi sẽ tiến hành lên mẫu bút có khắc logo và in ấn sản phẩm cho khách hàng.

ngoài ra, nếu bút kim loại không phù hợp với bạn, không phù hợp với sự kiện quảng bá và quà tặng của bạn....thì quý khách có thể lựa chọn : bút bị, in bút bi nhựa, in bút chì....

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY IN ẤN VÀ THIẾT KẾ ĐẲNG NGUYÊN

Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com
Địa chỉ văn phòng tại Hà Nội: Số 275 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Địa chỉ văn phòng Tại tphcm : 53 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Website : https://indangnguyen.com/

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

TPHCM cho phà Cát Lái hoạt động bình thường sau lệnh tạm dừng

Theo đó, nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của công nhân đến làm việc tại các cơ sở sản xuất (đặc biệt là các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm cảng biển...) trên địa bàn TPHCM và tỉnh Đồng Nai, góp phần ổn định sản xuất hàng hóa, Sở GTVT thông báo trước mắt vẫn duy trì hoạt động phà Cát Lái từ quận 2, TPHCM đến huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và ngược lại cho đến khi có thông báo mới.

Trước đó, trong thông báo phát đi cùng ngày, Sở GTVT TPHCM yêu cầu tạm dừng hoạt động bến phà Cát Lái từ 22h ngày 1/4 đến hết ngày 15/4. Chỉ phục vụ các trường hợp đặc biệt như xe phục vụ cho công tác chống dịch COVID-19, xe cứu thương, xe của lực lượng vũ trang.

Đồng thời, tạm dừng hoạt động tất cả các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách trên địa bàn TPHCM từ 22h ngày 1/4, đến hết ngày 15/4. Riêng bến đò Cần Thạnh – Cù lao Phú Lợi, xã Thạnh An và Cù lao Phú Lợi – Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ) vẫn hoạt động bình thường trong điều kiện thực hiện đúng các quy định phòng chống COVID-19.

Đối với bến phà Bình Khánh, do đây là bến phà thiết yếu kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TPHCM nên vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phục vụ các chuyến xe đưa người đi cách ly tại điểm cách ly tập trung ở huyện Cần Giờ.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, hành khách phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2m, phà không được chở quá 50% sức chở của phà.

Đề xuất gói hỗ trợ an sinh xã hội gần 62 nghìn tỷ đồng

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở thảo luận cùng với đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liên quan đến việc hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp DN bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đơn vị này đề xuất sử dụng khoảng 61.580 tỷ đồng cho gói an sinh xã hội.

Cụ thể, hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng cho người có công với cách mạng. Theo đó, kể từ tháng 4,5,6, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng sẽ được nhận thêm 500.000 đồng/tháng/người.

Đối tượng bảo trợ xã hội nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. Mục tiêu hướng tới đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người/tháng kể từ tháng 4 - 6/2020 cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo có trong danh sách thống kê tới ngày 31/12/2019.

Hỗ trợ 1,8 triệu đồng cho người lao động. Theo đó, từ tháng 4, 5, 6, người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng.

“Như vậy, tổng số tất cả các khoản hỗ trợ của cả ngân sách trung ương và chính sách xã hội là 61.580 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,6 tỷ USD. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 35.880 tỷ đồng, tương đương 1,52 tỷ USD…” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Về việc hỗ trợ DN vay lãi suất 0 % để trả lương cho người lao động, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các Bộ đề xuất cho DN được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0 % với mức vay tối đa là 50 % mức lương tối thiểu vùng trên tháng/người để trả lương người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng. Thời hạn vay không quá 12 tháng. Đồng thời, người lao động cũng có trách nhiệm tự lo nguồn để thanh toán nốt số tiền 50 % còn lại cho người lao động.

Ngoài ra, từ tháng 4 - 6/2020, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động không có hợp đồng lao động mất việc làm sẽ được nhận mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng lưu ý, trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách hỗ trợ thì chỉ được hưởng một chế độ cao nhất...

Bên cạnh gói hỗ trợ trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết có 2 chính sách khác nhằm hỗ trợ đặc thù cho áp dụng quy trình đơn giản hoá, tạo điều kiện cho người lao động gửi hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có đóng BHXH bị nghỉ việc tạm vì COVID -19 được dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa không quá 12 tháng khi bị ảnh hưởng dịch, dẫn đến phải giảm từ 50 % số lao động thuộc diện tham gia BHXH.

Thứ hai, người sử dụng lao động sẽ được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm, thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng với mức hỗ trợ tối đa là 1 triệu đồng/tháng/người.

Giảm giá điện, hàng triệu hộ hưởng lợi gần 11.000 tỷ

Ngày 1/4, Bộ Công Thương có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giảm giá điện cho các khách hàng sử dụng điện để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.

Bộ Công Thương cũng dẫn đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan việc này. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bãi bỏ quy định khung giờ cao điểm bán điện (9h30-11h30), thu hẹp bậc thang biểu tính giá điện, trước mắt nghiên cứu giảm 50% giá điện giờ cao điểm từ tháng 3 đến tháng 10/2020; áp dụng giá điện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch bằng với mức giá điện áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khác.

Với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương cho rằng khoản tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp là gần 20 nghìn tỷ đồng, tương ứng với khoản giảm doanh thu rất lớn của EVN. Phương án giảm 50% giá điện giờ cao điểm cũng có thể dẫn đến việc không khuyến khích tiết kiệm điện và giờ cao điểm trong khi hệ thống đang có nguy cơ thiếu công suất vào giờ cao điểm

Một nhược điểm nữa là trong số 1,6 triệu khách hàng là các hộ sản xuất thì có tới 1 triệu khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca trong giờ hành chính. Cho nên Bộ Công Thương nhận định nếu chỉ giảm giá vào giờ cao điểm thì các doanh nghiệp nhỏ này cũng không được hưởng sự hỗ trợ của việc điều chỉnh này.

Bộ Công Thương đề xuất giảm giá điện sản xuất và kinh doanh 10% từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Số tiền hỗ trợ dự kiến lên đến hơn 6.100 tỷ đồng.

Ưu điểm của phương án này, theo Bộ Công Thương, là tất cả khách hàng sản xuất, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn sản xuất 3 ca hay các doanh nghiệp nhỏ chỉ sản xuất 1 ca đều được hỗ trợ tiền điện. Việc duy trì giá giờ cao thấp điểm cũng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm vào giờ cao điểm, khuyến khích sử dụng điện vào giờ bình thường.

Ngoài ra, đối với khách hàng sinh hoạt, Bộ Công Thương đề nghị giảm 10% giá các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc thang 4 từ tháng 4 đến tháng 6/2020, số tiền là gần 3.000 tỷ đồng. Đây là các đối tượng chủ yếu là người lao động, công chức, viên chức, công nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.

Đối với các bậc thang cao trên 300 kWh, Bộ Công Thương muốn giữ nguyên vì các khách hàng tiêu thụ ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị giảm giá các cơ sở lưu trú du lịch bằng giá sản xuất từ tháng 4/2020, số tiền là hơn 1.800 tỷ đồng; Miễn, giảm tiền điện trực tiếp cho các cơ sở phục vụ chống dịch Covid-19, số tiền là 100 tỷ đồng.

Tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm tiền điện như trên là gần 11 nghìn tỷ đồng.

Lương Bằng

3 Lần 'lướt sóng' đất, tỷ phú 'hụt' Hà Nội còng lưng trả nợ 10 năm chưa hết

Thời gian gần đây, tại xã Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ xảy ra hiện tượng “sốt đất”, khiến giá trị giao dịch đất tại đây tăng chóng mặt, lên tới vài chục phần trăm chỉ trong thời gian ngắn.

Giới chuyên gia BĐS Hà Nội và UBND xã Đồng Trúc ngay sau đó đã phải lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xuống tiền để tránh rơi vào “bẫy” đánh sóng, thổi giá đất của các nhóm cò môi giới.

Thực tế, theo các chuyên gia đây không phải lần đầu tiên các nhà đầu tư bị “cò” đất dẫn dắt vào vòng xoáy bởi kịch bản thổi giá. Tại Hà Nội, trong nhiều năm qua, thị trường BĐS đã chứng kiến không ít cơn “sốt” ảo với giá trị đất tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, giám đốc của một sàn giao dịch BĐS tại Hà Nội, lấy ví dụ về 3 lần "sốt đất tại Đông Anh.

Lần đầu vào năm 2010 - 2011, khi nhà đầu tư đón đầu các dự án hạ tầng giao thông như Cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù.

Lần thứ hai vào giai đoạn 2014 - 2015, thời điểm này, các dự án Cầu Nhật Tân, Cầu Đông Trù, nhà ga T2 Nội Bài chính thức đi vào hoạt động.

Lần gần đây nhất là vào năm 2019, thị trường Đông Anh lại “sốt” 1 lần nữa, trước thông tin lên quận vào năm 2020, kèm theo đó là hàng loạt các dự án nghìn tỷ được các “ông lớn” trong ngành BĐS công bố. Tuy nhiên, ông Tuấn khẳng định, cả 3 lần “sốt” đất tại khu vực này đều là “ảo”.

“Theo ghi nhận từ thực tế, cả 3 lần sốt đất tại Đông Anh, giá trị đều tăng rất mạnh, khoảng 30 - 40% chỉ trong thời gian rất ngắn. Nếu một thị trường bền vững, ổn định, giá trị đất chỉ tăng vài phần trăm, hoặc tối đa là 10%. Nhưng việc tăng theo chiều thẳng đứng như vậy là hoàn toàn đi ngược lại quy luật của thị trường”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết, đã có rất nhiều nhà đầu tư “sập bẫy” bởi các thủ đoạn tăng giá đất của giới “cò” đất. Cá biệt, có một vài trường hợp tham gia cả 3 lần “sốt” ở Đông Anh, ôm một số lượng đất khá lớn chờ ngày tăng giá.

Đơn cử như ông N.D.K (46 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) là một nhà đầu tư “dại” điển hình, liều lĩnh lao vào đầu vào các cơn sốt đất mà không tìm hiểu thông tin. Khi thị trường đạt “đỉnh”, ông K. Mới bắt đầu rót tiền vào, đến khi thị trường lao dốc thì lại nuối đắng.

Theo lời ông K., vào tháng 6/2010, ông quyết định mua một mảnh đất đẹp 300 m2, tại xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội) với mức giá 45 triệu đồng/ m2, tổng số tiền bỏ ra là 13,5 tỷ đồng.

“Năm 2009, khu đất đấy chỉ khoảng 25 - 30 triệu đồng/ m2, đến đầu năm 2010 tăng lên 30 - 35 triệu đồng/ m2, đến thời điểm tôi mua là 45 triệu đồng/ m2. Thậm chí, đầu năm 2011, đất Đông Anh đạt “đỉnh”, mảnh đất của tôi tăng lên 50 - 52 triệu đồng/ m2. Tuy nhiên theo như lời tư vấn của bên môi giới, thời điểm đó giá đất có thể lên cao nữa nên tôi đợi, đến cuối năm 2011 thì giảm tự do, giá trị xuống còn 30 triệu đồng/ m2, như vậy là lỗ khoảng 4,5 tỷ đồng”, ông K. Nói.

Mặc dù giá giảm mạnh, nhưng ông K. Vẫn cố “ôm” đất chờ ngày tăng giá. Cho đến giai đoạn thứ 2, vào năm 2014, giá đất Đông Anh tăng lên 20 - 40 triệu đồng/m2, một số khu vực như Đông Hội, Xuân Trạch, Vĩnh Ngọc tăng lên 40 - 50 triệu đồng/ m2.

Thế nhưng, giai đoạn này “chớm nở, nhanh tàn”, chỉ sau vài tháng là giảm: “Trong cả 5 năm, mảnh đất 300 m2 của tôi tăng lên, rồi hạ xuống và chỉ dừng lại ở mức 30 triệu đồng/ m2”, ông K. Ngậm ngùi cho biết.

Không tìm thấy được tiềm năng, ông K. Quyết định cắt lỗ vào năm 2017 với mức giá là 8,5 tỷ đồng, lỗ 5 tỷ đồng: “Số tiền trước đó mua để đầu tư một nửa là vay ngân hàng, thậm chí vay nóng với lãi suất 2.000 đồng/ triệu/ ngày. Đi làm cả ngày trả lãi, mãi cũng không hết nên đành thanh lý đề trả nợ”, ông K. Nói

Chưa rút kinh nghiệm từ 2 bài học trước, đến đầu năm 2019, ông K. Lại một lần nữa lao vào “cơn sốt” Đông Anh với hy vọng "liều ăn nhiều".

Lần này ông K. Chỉ đầu tư nhỏ với mảnh đất 80 m2, trị giá 2,4 tỷ đồng (tương đương 30 triệu đồng/ m2) ở xã Xuân Canh.

“Lại một lần nữa, giá đất Đông Anh lại giảm xuống còn 27 triệu đồng/ m2, có lúc xuống 25 triệu đồng/ m2, lỗ khoảng 400 triệu đồng”, ông K. Nói.

Quá sợ đầu tư theo các cơn sốt đất, ông K. Lần thứ 2 cắt lỗ và quyết không tham gia thị trường trong 2 - 3 năm tới: “Hiện tại, tôi vẫn đi làm hành chính nhà nước để trả nợ từ 10 năm trước”, ông K. Cay đắng nói.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, những trường hợp “ôm trái đắng”, phải còng lưng trả lãi ngân hàng vì mua đất như trường hợp của đại gia “hụt” N.D.K. Không hiếm.

“Sốt đất, giá đất nhảy múa từng ngày đã khiến cho không ít người nảy lòng tham, lao vào “đầu tư lướt sóng” với mong muốn kiếm lời nhanh, nhưng khi cơn sốt đất đi qua, nhiều người lại lâm vào cảnh vỡ nợ. Bài học về cơn sốt đất ảo ở Hà Nội giai đoạn 2006-2007 cho đến nay vẫn còn nhức nhối, nhiều đại gia vẫn chưa thoát khỏi cảnh nợ nần bởi trót ôm qua nhiều đất”, ông Tuấn nói.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn khi nhà đầu tư “liều” theo cơn sốt đất, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, khuyến cáo: “Nếu nhà đầu tư muốn tham gia vào các cơn sốt đất, trước hết phải xem xét quy hoạch chi tiết dự án và tìm hiểu thêm các đơn vị tư vấn, các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực này”.

Bên cạnh đó, theo ông Đính, cần phải nắm rõ thông tin và tìm hiểu người giao dịch đất là ai, có tên tuổi trên thị trường hay không. Nếu là nhân viên tư vấn tự do thì không nên lao theo một cách mù quáng.

Ông Đính nhấn mạnh: “Để nhận biết được có phải sốt đất ảo hay không, nhà đầu tư phải so sánh giá đất với thời điểm chưa sốt. Nếu giá tăng giảm một vài phần trăm, nhà đầu tư có thể tham gia vào thị trường. Còn nếu giá tăng theo ngày, hoặc giá trị đất tăng theo chiều thẳng đứng thì nên tránh”.

(Theo Dân trí)