Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 42,83 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43 triệu đồng/lượng (bán ra). Tính từ 31/12, giá vàng miếng của Doji đã tăng 380 nghìn đồng ở chiều mua vào và 300 nghìn đồng ở chiều bán ra.
Trong khi đó, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 42,71 triệu đồng/lượng (mua vào) và 43,05 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Gia vàng miêng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 43,02 triệu đồng/lượng.
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay tăng 300.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện niêm yết ở mức 43,11 – 43,56 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đã có sự khởi sắc ngay từ đầu 2020 theo đà tăng mạnh của thế giới. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019, giá vàng ngày 31/12 được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 42,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,70 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 42,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,82 triệu đồng/lượng (bán ra).
Các ngày sau đó, giá vàng tiếp tục tăng. Ngày 2/1, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 42,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,70 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tới 3/1, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 42,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,80 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 90 ngàn đồng ở chiều mua vào và tăng 180 ngàn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.
Nhiều năm trước, nhà đầu tư Việt thường “phát sốt” trước những đợt tăng sốc của giá vàng. Thế nhưng, trong năm 2019, tình trạng đó hoàn toàn biến mất. Bất chấp giá vàng biến động mạnh như thế nào, trên thị trường không tái diễn cảnh người dân đổ xô, xếp hàng đi mua vàng.
Kết quả là kết thúc năm 2019, tốc độ tăng của giá vàng SJC khiêm tốn hơn so với giá vàng thế giới. Cùng với đó lượng mua vào cũng không quá chênh lệch so với lượng bán ra.
Trên thị trường vàng thế giới, chốt phiên đêm qua tại Mỹ, giá vàng giao ngay tăng 23,6 USD lên 1.552,3 USD/ounce, Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 27,1 USD lên 1.555,1 USD/ounce.
Giá vàng thế giới mở cửa năm 2020 tiếp tục vọt lên đỉnh cao mới trong 3 tháng cho dù đã tăng mạnh trong năm trước. Giới đầu tư đang chờ đợi tín hiệu chính sách cho năm mới từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Bên cạnh đó, vàng tăng trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều biến động, kim loại quý trở thành nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền. Những lo ngại về quan hệ Mỹ-Trung vẫn còn dù Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố 2 bên sẽ ký thỏa thuận vào ngày 15/1 tại Washington.
Vàng tăng giá chủ yếu do đồng USD vẫn ở mức khá thấp, không xa so với mức đáy 6 tháng mà đồng bạc xanh vừa ghi nhận trong những ngày cuối năm 2019.
Vàng tăng giá còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu tăng mạnh trong phiên đầu năm. Giá dầu thô Brent kỳ hạn tăng 0,5% lên 66,35 USD/thùng Giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,4% lên 61,31 USD/thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2019, giá vàng thế giới dừng ở mức 1.516,8 USD/ounce, tăng tăng 236,8 USD/ounce, tương ứng 18,5% so với phiên cuối cùng của năm 2018. Đặc biệt, càng những ngày cuối năm, tốc độ tăng của kim loại quý càng mạnh hơn. Đây là điều khác biệt so với năm 2018.
Chiến lược gia hàng hóa cao cấp Daniel Hynes và chiến lược gia hàng hóa Soni Kumari thuộc Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ) nhận định, vàng sẽ có vị thế tốt so với nhiều lĩnh vực đầu tư khác trong năm thứ hai liên tiếp.
Mô hình về giá vàng của ANZ dựa trên lãi suất thực, USD và kỳ vọng lạm phát. Với USD yếu hơn và lợi suất trái phiếu tăng ít, giá vàng có thể đạt 1.600 USD/ounce trong năm 2020.
Trong một báo cáo được công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới dự báo giá vàng sẽ tăng 5,6% trong năm 2020, theo đó, kim loại quý này sẽ giao dịch quanh mức 1.600 USD/ounce.
Đông Sơn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét