Rất nhiều những lĩnh vực trên thế giới, đặc biệt là công nghệ, luôn chứng kiến những bước đổi thay và khám phá không ngừng trong thiết kế và chế tạo.
Chỉ cần tác động một lực ấn mạnh lên màn hình điện thoại hình chữ nhật phổ biến như bao sản phẩm khác, nhưng lần này điều kỳ diệu là nó bất ngờ uốn cong khớp theo từng nét cạnh của cổ tay người dùng, khiến cho mọi người đều im lặng chứng kiến.
Đúng vậy, chiếc điện thoại uốn dẻo như một khớp xoay này - được biết đến tên gọi CPlus - là một concept được giới thiệu bởi Lenovo tại tháng 6 vừa rồi, đi kèm với hai thiết bị khác là Moto Z và Phab 2 Pro, đã khiến khán giả được một phen bất ngờ và "chết lặng". Tất nhiên đây chỉ là một nguyên mẫu thử nghiệm, nhưng nó quả thực đã mang đến một góc nhìn và bước nhảy vọt mới cho tương lai của lĩnh vực sản xuất điện thoại có khả năng uốn dẻo linh hoạt, thậm chí gập đôi màn hình.
Chưa xét đến những cuộc chạy đua gắt gao về cấu hình và phần cứng cao cấp, nhưng thiết kế và vẻ ngoài hình khối của những chiếc điện thoại hiện nay đã và đang làm cộng đồng người tiêu dùng cảm thấy hời hợt và nhàm chán hơn. Đó là lý do tại sao công nghệ chế tạo mới này sẽ châm một ngòi nổ mới cho nền công nghiệp di động, kể cả khi vẫn có thể còn tồn tại những thiếu sót ban đầu trong quá trình hiện thực hóa.
Điều gì làm nên sức hấp dẫn của điện thoại uốn gập?
Về cơ bản, mọi người luôn cảm thấy có một sức hút độc đáo từ thiết kế kể trên là do quan điểm cố hữu về việc những sản phẩm trong phân khúc và thể loại đó vốn chưa bao giờ có khả năng như vậy, ít nhất là phải đi kèm với một cơ chế bản lề tinh vi phức tạp. Nhưng liệu còn có yếu tố nào nữa ngoài việc đặt ra một thử thách mới cho các nhà khoa học và thiết kế để người ta dồn sự chú ý của mình vào đó đến như vậy?
Thực tế là vẫn còn! Cấu tạo gập giúp bạn thu nhỏ và tăng thêm sự tiện dụng cho thiết bị của mình khi mang theo bên người, với tỷ lệ thu nhỏ có thể lên đến gấp đôi. Ngoài ra, chúng có có tiềm năng sản xuất trên quy mô lớn và dễ chế tạo, lắp ghép hơn cho tổng thể toàn bộ thiết bị. Đây là nhận định của Roel Vertegaal, chủ Phòng nghiên cứu tại Đại học Queens (Canada) khi làm việc với các phát kiến tương tự.
Bên cạnh đó, những hình thức cấu tạo thiết bị mới cũng sẽ tiếp tay mở ra thêm nhiều mục đích và cách thức sử dụng của cộng đồng người dùng công nghệ trên nền tảng, như một loại hình thao tác trong game mới, hoặc sử dụng chính cơ chế uốn cong để thực hiện tác vụ nào đó như video minh họa trên.
Những hạn chế đi kèm
Bằng chứng đến từ Lenovo thực ra không phải là gương mặt duy nhất mở đầu cho xu thế thiết kế mới này. Thực chất, năm 2011, chúng ta đã có cơ hội được chứng kiến màn ra mắt đầu tiên của những nguyên mẫu tương tự. Trong vài tháng gần đây, Samsung đã đăng ký bản quyền chế tạo cho một sản phẩm điện thoại gập màn hình, đồng nghĩa với việc thế hệ màn hình cong đình đám Edge của họ sẽ sớm được nâng cấp một cách đột phá. Hơn nữa, Samsung cũng được cho là sẽ đóng vai trò như một nguồn cung cấp linh kiện chế tạo màn hình uốn gập cho Apple, Google và Microsoft trong năm 2018.
Lenovo tất nhiên sẽ không đứng ngoài cuộc chơi, đang tiến hành phát triển mẫu tablet uốn của riêng mình. Đây là thông tin đã được tiết lộ sơ qua bởi chính công ty khi giới thiệu mẫu CPlus trên.'Dù nhiều thông tin về những thiết bị mới này đang nổi lên rục rịch trong thời gian gần đây, nhưng đừng hy vọng quá nhiều trong thời gian quá sớm. Vì các thương hiệu luôn lựa chọn những bước đi thận trọng và từ từ khi tính đến một concept thiết kế hoàn toàn mới lạ so với thị trường.
Thử lấy chiếc điện thoại màn hình cong đầu tiên của Samsung làm ví dụ. Galaxy Round chỉ tồn tại được trên thị trường đất nước quê hương mình, nhưng thiết kế của nó đã góp phần mở đầu và làm tiền đề cho siêu phẩm hiện tại là S7 Edge rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay với 2 rìa màn hình vát cong. Xiaomi Mi Mix cũng là sản phẩm đi đầu trong xu thế tỷ lệ không viền màn hình - khía cạnh đang dần làm nhen nhóm lên khá nhiều các thông tin và động thái học tập theo ở cả các thương hiệu lớn khác.
Nhìn chung, những thiết kế mới và đi đầu luôn gắn liền với những đặc điểm sau:
- Giá thành sản xuất và bán ra cao.
- Số lượng phát hành ít.
- Chỉ tiếp cận một số thị trường nhất định để đánh giá phản ứng của người mua.
Cũng phải tính đến những tác động đến độ bền lâu dài của thiết bị khi hàng ngày chúng phải chịu tác động từ các thao tác uốn gập như vậy. "Tôi không thấy gì làm thích thú khi liên tục làm vậy với điện thoại của mình," Chris Schmandt, trưởng phòng thí nghiệm thiết bị di động tại MIT cho biết.
Việc phần cứng cấu thành bên trong của những điện thoại uốn gập bị thay đổi là hoàn toàn khả thi, chẳng hạn như pin và các bảng mạch kết nối cố định cũng sẽ phải được tinh chỉnh hoặc chế tạo với cơ chế linh hoạt tương tự.
Chiếm lĩnh ưu thế
Nếu thiết kế màn hình uốn gập không có tiềm năng và sức hút lớn thì chẳng có nghĩa gì nó lại khiến nhiều công ty bỏ tiền và công sức ra phát triển đến như vậy. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta hiếm khi nào dự đoán chính xác được tuổi thọ bền vững của một xu hướng công nghệ nào, cách nó đến cũng như đi khỏi thị hiếu của người tiêu dùng.
Dù vậy, ở đâu đó vẫn luôn có một lợi thế và ưu điểm nhất định dành cho kẻ chinh phục được sớm nhất và có nhiều kinh nghiệm kiểm soát, tùy chỉnh công nghệ đó kể từ khi cộng đồng công nghệ trên toàn thế giới dần nhận thức và biết đến.
Cụ thể, Samsung có thể là cái tên nắm giữ vị trí đó nếu họ là công ty đầu tiên giới thiệu thiết bị có khả năng uốn gập. "Samsung nhiều khả năng sẽ 'lấy công chuộc tội' sau sự cố trên thị trường di động vừa qua," phát biểu bởi Wayne Lam, chuyên gia phân tích tại IHS Markit.
Thực ra thì điều khiến chúng ta cảm thấy hứng thú nhất lại là những phong trào mới mẻ đã và đang luôn được khởi xướng dành cho lĩnh vực công nghệ, thúc đẩy những góc nhìn độc đáo hơn bao giờ hết, kể cả khi phải trải qua cả một quá trình thử thách trắc trở để quyết định xem đâu mới xứng đáng là thứ được giữ lại và phát triển. Xét cho cùng, đây chính là yếu tố làm nên những sản phẩm ngày càng tuyệt vời hơn, mang đến cả thế giới công nghệ trong tay bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét