Theo quan niệm truyền thống của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần bảo vệ gia đình. Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người dân chuẩn bị lễ cúng trang trọng và thành tâm để tiễn ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân) lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ trong một năm đã qua.
Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên luôn được các gia đình coi trọng và chuẩn bị chu đáo.
Tết ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo 2019 năm nay vào thứ Hai, ngày 28/1/2019.
Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào, ngày nào?
Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 - 11 giờ. Đây là giờ Tỵ và cũng là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.
Giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy dù vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo. Ảnh minh họa
Chuyên gia phong thủy cũng khuyên rằng lễ cúng ông Công ông Táo năm nay cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp không nên cúng sớm trước một ngày.
Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại song song việc cúng ông Công ông Táo ở trong bếp và cả trên bàn thờ gia tiên.
Ngay cả các chuyên gia văn hóa, chuyên gia phong thủy cũng khó trả lời chính xác nên cúng ông Công ông Táo ở đâu nên vấn đề này tùy thuộc vào tục lệ riêng của mỗi địa phương, mỗi vùng miền.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét