Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Khi hoàn thành báo cáo nghiên cứu, các nhà khoa học biết mình sẽ bị nhiều người trong ngành phản đối.


Khi các phi hành gia của sứ mệnh Apollo 14 mang mẫu vật từ Mặt Trăng về, họ không thể nhận ra một trong số những viên đá họ mang về Trái Đất có nguồn gốc từ chính … Trái Đất. Họ cầm về một mảng lịch sử hình thành hành tinh xanh.



Viên đá đặc biệt xuất hiện trên Mặt Trăng có lẽ từ một cú va chạm của của Trái Đất với một hành tinh khác từ 4 tỷ năm trước. Đó là những gợi ý có trong một nghiên cứu mới, được đăng tải trên Earth and Planetary Science Letters.



Các nhà nghiên cứu tin rằng một viên thiên thạch lớn đã va vào Trái Đất, văng đất đá lên cao khỏi không trung, cao tới mức có những viên thoát cả tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn Trái Đất. Bay vào vũ trụ, nó lơ lửng cho tới khi đâm sầm xuống bề mặt Mặt Trăng.

Viên đá có chứa thạch anh – quartz, feldspar và ziricon, những khoáng chất có rất nhiều trên Trái Đất nhưng xuất hiện rất ít trên Mặt Trăng.

Phân tích sâu hơn về viên đá lạ, các nhà nghiên cứu phát hiện nó hình thành dưới nền nhiệt độ tương đương với nhiệt độ Trái Đất, trong một bầu không khí rất giàu oxy. Viên đá kết tinh từ khoảng 4 tỷ cho tới 4,1 tỷ năm trước, khi Trái Đất còn trẻ. Các phi hành gia đã tình cờ đưa viên đá về nguyên quán.

Nếu như viên đá hình thành trên Mặt Trăng, nó sẽ có thành phần khác. Bản thân viên đá khác biệt với các mẫu đất đá khác mang về từ nhà Chị Hằng. Nếu "quê" của viên đá là Mặt Trăng, nó sẽ phải hình thành sâu trong lòng đất, nơi mà tại đó, các nhà khoa học cho rằng đá sẽ xuất hiện với thành phần cấu trúc khác.

Nghiên cứu cho rằng viên đá bay lên cao do chấn động từ một vụ va chạm; thời điểm đó, Trái Đất vẫn còn trẻ, bị thăm viếng rất nhiều bởi thiên thạch bay lung tung trong không trung. Khi viên đá tới Mặt Trăng, nó hòa lẫn với đất đá Mặt Trăng. Phân tích đá cho thấy vụ va chạm từ 3,9 tỷ năm trước đã làm tan chảy một phần viên đá, tạo thành cấu trúc một viên đá mới. Về cơ bản, viên đá chứa trong mình vật chất của thời kỳ Hệ Mặt Trời còn non trẻ.

Rồi 26 triệu năm trước, một viên thiên thạch lớn va vào Mặt Trăng, tạo nên hố thiên thạch Cone rộng hơn 300 mét. Cú va chạm đã lại khiến viên đá bay từ Trái Đất lên, đã chìm vào lớp đất sâu của Mặt Trăng, lộ thiên.

Rồi nó nằm đó chờ phi hành đoàn của Apollo 14 tới "giải cứu" và đưa về nhà. Thời điểm thu thập viên đá cũng đã gần 48 năm trước – giữa ngày 31/1 và 6/2 năm 1971, các nhà khoa học cũng đã tưởng mình mang về một mẫu vật đá Mặt Trăng, mong muốn phân tích nó để biết cấu tạo Chị Hằng ra sao.



Đội ngũ nghiên cứu quốc tế, những người đã phân tích viên đá trên đã phát triển một phương pháp riêng để phát hiện dấu vết các vụ va chạm trên bề mặt Mặt Trăng. Ông David Kring, người chịu trách nhiệm điều tra nghiên cứu cho Trung tâm Khoa học và Khám phá Mặt Trăng thuộc NASA, thách thức đội ngũ nghiên cứu của mình tìm ra dấu vết của Trái Đất trên Mặt Trăng. Có vẻ họ đã làm được.

Kring không mong muốn có được sự chấp thuận từ các nhà khoa học khác: ông biết rằng khám phá này sẽ gây tranh cãi trên diện rộng. Nhưng theo ông, khi xét tới việc Trái Đất đã hứng chịu rất nhiều đợt mưa thiên thạch từ 4,6 tỷ năm trước, việc tìm thấy mảnh vỡ của Trái Đất trên Mặt Trăng chẳng mấy bất ngờ.

"Tuyệt vời thay, nó giúp chúng tôi dễ dàng mường tượng một Trái Đất hồi còn trẻ, hứng chịu những loạt mưa thiên thạch trong những ngày đầu Trái Đất hình thành", ông Kring tuyên bố

0 nhận xét:

Đăng nhận xét