Amazon đã tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình trong thương vụ mua lại PillPack và lấn sân cả sang ngành kinh doanh dược phẩm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế thì đây là một bước đi trong chiến lược phát triển của Amazon, tăng quy mô hoạt động bằng cách liên tục mua lại và sáp nhập các startup nhỏ mới nổi.
Thương vụ mua lại PillPack với trị giá 1 tỷ USD của Amazon được coi là lớn nhất trong 6 tháng đầu năm. Và tổng cộng, Amazon đã chi ra khoảng hơn 2 tỷ USD để mua lại các startup khác, bao gồm cả 900 triệu USD cho Ring vào tháng 02 vừa qua.
Theo thống kê thì đây là lần đầu tiên trong 24 năm hoạt động, Amazon chịu chi tới 2 tỷ USD để mua lại các công ty con khác trong 1 năm. (Nếu không tính đến thương vụ khổng lồ 13,7 tỷ USD mua lại Whole Foods vào năm 2017).
Xét về quy mô của những vụ sáp nhập thì Amazon không thiếu những lần chi mạnh tay hơn 1 tỷ USD. Đơn của như vào năm 2009, Amazon chi 1,2 tỷ USD cho Zappos hay vào năm 2014, ông lớn này cũng suýt thâu tóm được Twitch, nền tảng streaming game với 1 tỷ USD. Dù vậy nhưng nếu so sánh với những gã khổng lồ công nghệ khác như Microsoft, Facebook hay Google thì các thương vụ sáp nhập của Amazon vẫn còn quá bé nhỏ và ít ỏi. Có vẻ như CEO Jeff Bezos thích tự phát triển tiềm lực, đầu tư các dự án do chính Amazon lập nên hơn là đi mua lại các công ty khác.
Nhà phân tích Tom Forte của D.A. Davidson nhận định rằng "Lịch sử chiến lược M&A của Amazon cho thấy rằng ông lớn này ưu tiên việc tự xây dựng mình trước rồi mới đi mua lại các công ty khác. Hiện nay chiến lược này đã được thay đổi và nó bị chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố hiện tại, chủ yếu là từ quy mô đồ sộ của công ty."
Theo thống kê của CB Insights, chỉ tính riêng trong năm 2017, Amazon đã mua lại tới 10 Startup và được coi là năm mà ông lớn này có chiến lược M&A mạnh nhất từ trước đến nay. Không chỉ vậy, lĩnh vực mà Amazon nhắm đến cũng đa dạng hơn, từ các công ty an ninh mạng, phát triển game, phát triển camera an ninh, thương mại điện tử....
Forte cho rằng sự thay đổi này là bởi Amazon cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình sau khi cổ phiếu của công ty tăng giá mạnh và trở thành loại cổ phiếu có giá trị lớn thứ 2 trên thị trường. Với mục tiêu này, Amazon chỉ còn cách tăng cường các thương vụ sáp nhập, mở rộng và tham gia vào cả các lĩnh vực mới vốn không phải là thế mạnh được nhắm đến trước đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét