Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Dù có phải là lãnh đạo hay không, mọi hành vi, năng lượng bạn tỏa ra đều ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.


Mỗi người có một phong cách lãnh đạo khác nhau, cho dù người đó lãnh đạo cả một quốc gia, một tập đoàn hay chỉ là người lãnh đạo trong gia đình. Mỗi chúng ta đều là một người lãnh đạo khi hàng ngày, tất cả chúng ta đều đưa ra những quyết định không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính chúng ta mà còn cả cuộc sống của những người xung quanh, ở nhà, tại nơi làm việc và trên thế giới xung quanh chúng ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, người khác nghĩ về bạn như nào trên tư cách là một nhà lãnh đạo?

Cách chúng ta tương tác hàng ngày sẽ cho bạn biết phong cách lãnh đạo của mình là như thế nào. Cho dù bạn đang bực mình, thiếu kiên nhẫn, cáu gắt hay đang hạnh phúc, hài lòng… thì bạn vẫn phải nói chuyện với mọi người vì bạn là một người lãnh đạo. Năng lượng bạn tỏa ra tích cực hay tiêu cực cũng sẽ được người khác tiếp nhận và xử lý, thậm chí còn bị nhân lên nhiều lần.

Vì thế, để làm một người lãnh đạo tích cực thực sự không đơn giản. Năng lượng mà bạn tạo ra rất quan trọng, bạn cần học cách thực hành và điều chỉnh nhuần nhuyễn. 6 chiến thuật dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có được phong cách lãnh đạo tốt nhất.

1. Không phản ứng. Hãy phản hồi

Phản hồi thay vì phản ứng nghĩa là bạn đã đem cảm xúc ra khỏi tình huống, dành lý trí để suy luận. Tâm lý bình thường là khi một ai đó đưa ra nhận xét tiêu cực về bạn, ngay lập tức bạn muốn vội vàng đưa ra câu trả lời chua cay hoặc phàn nàn với người khác. Nhưng là một người lãnh đạo thông minh, bạn cần dừng lại và lấy lại bình tĩnh trước khi gửi đi một câu trả lời thích đáng.

2. Phân biệt được “nịnh hót” và “đánh giá cao”




Đánh giá cao là sự công nhận những phẩm chất tốt đẹp của ai đó một cách chân thành, không ích kỷ để cho mọi người biết họ được trân trọng, ngưỡng mộ và đáng giá. Trong khi đó, nịnh nọt chỉ là một cách tâng bốc không thành thật, là nói những lời ngọt ngào mà người khác muốn nghe về mình.

Đánh giá người khác một cách trung thực sẽ giúp bạn có được kết quả tốt mọi lúc mọi nơi, đồng thời khuyến khích khơi dậy sự nhiệt tình và tích cực ở người khác.

3. Lắng nghe

Lắng nghe là chìa khóa để giao tiếp hiệu quả nhưng ngay cả khi chúng ta đang cố gắng lắng nghe, chúng ta vẫn thường thất bại. Tại sao lại vậy?

Đó là vì thay vì chờ đợi cho đến khi người kia nói xong, chúng ta lại quá bận rộn khi muốn đáp lại những gì đang xảy ra trong tâm lý chính chúng ta. Đó không phải là lắng nghe thật sự. Tập trung vào lắng nghe người khác không chỉ giúp hiểu quan điểm của họ, mà còn là chìa khóa để phát triển mối quan hệ dựa trên niềm tin.

4. Sống cuộc sống như một tấm gương

Hãy làm những gì bạn nói, sống như bạn chính là một ví dụ trong bài phát biểu của bạn. Hãy là chính mình, hãy thực tế, nhân văn, nhiệt tình và bạn nhất định sẽ chiến thắng mọi thứ. Tất nhiên, cuộc sống không bao giờ dễ dàng nhưng nếu mỗi sáng thức dậy, bạn có thể biến suy nghĩ thành hành động thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác theo cách tương tự.

Hãy nhớ rằng, bạn sẽ không chiến thắng bất kỳ ai khi chưa chiến thắng chính mình, vì thế hãy cứ đứng dậy và bước tiếp.

5. Tha thứ

Khoảnh khắc bạn quyết định tha thứ và để cảm xúc tiêu cực của bạn tan biến, bạn đang trên đường đến tự do. Tha thứ không phải là để cho người khác, mà nó chính xác là dành cho bạn. Cứ giữ khư khư sự oán giận không khác nào nắm một lọ thuốc độc và chỉ mong cho kẻ thù của bạn uống hết.

Hãy nhớ rằng, khi bạn tha thứ cho một ai đó, là bạn đã tự buông bỏ mình khỏi sự phẫn nộ, tức giận và tổn thương… mà trở nên tốt đẹp hơn với chính mình.

6. Trở nên tử tế



Hành động của bạn có tác động lớn hơn bạn có thể nhận ra. Đó là lý do tại sao tôi thực sự tin rằng bí mật cho một cuộc sống thành công, đầy đủ là khá đơn giản. Hãy dùng lòng tốt cho tất cả các tình huống, cho dù là trong kinh doanh, xã hội hoặc gia đình. Lòng tốt có thể lan truyền, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta, giảm căng thẳng, tăng hạnh phúc và mang mọi người đến gần nhau hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét