Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017


Khởi nghiệp kinh doanh với việc sáng lập của một công ty là một con đường đầy chông gai. Bởi vì không giống như việc điều hành một công ty kế thừa – đã có sẵn mọi thứ, bạn chưa hề có một lộ trình rõ ràng hay những kinh nghiệm thực tiễn trong quá khứ
khoi nghiep kinh doanh hay lang nghe ban nang
Zach Robbins – nhà đồng sáng lập công ty quảng cáo kỹ thuật số Leadnomics cho rằng, trong trường hợp này, việc lắng nghe bản năng trở nên rất quan trọng.
Sau đây là những cách giúp cho bản năng lên tiếng để bạn trở thành một nhà sáng lập xuất sắc:
1. Duy trì sự khách quan
Zach Robbins cho biết: “Lúc đầu, tôi thường rất kiên trì với một dự án đến nỗi hiếm khi nghĩ rằng nó sẽ không thành công. Tôi không bị tác động nhiều bởi các dữ liệu. Khi đầu tư nhiều thời gian, năng lượng và vốn liếng, một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy mình bị gắn liền với một ý tưởng hoặc một dự án. Thậm chí bạn còn có thể thuyết phục bản thân rằng bạn đang làm tốt, dù sự thật có phải là vậy hay không”.
Tuy nhiên, Zach Robbins cho rằng, ở giai đoạn sau, lúc đã thu gom được quá nhiều dữ liệu, quá nhiều thông tin, bạn sẽ có xu hướng không còn muốn lắng nghe bản năng của mình nữa. Bạn thậm chí còn không muốn lắng nghe sự thật.
Vì vậy, hãy cố gắng duy trì sự khách quan. Hãy xem xét những dữ liệu thô một cách tỉnh táo để xem nó thật sự có ý nghĩa gì. Bạn cần có đam mê để làm việc nhưng cũng cần có lý trí để bỏ qua những thứ không cần thiết.
2. Hãy có một “thùng thư góp ý”
Zach Robbins bắt đầu thực hiện dự án Leadnomics từ khi còn đang học đại học nên ở giai đoạn này, Zach có cơ hội nhận được nhiều góp ý từ các chuyên gia.
“Những người đồng quan điểm sẽ giúp bạn đẩy ý tưởng đi xa hơn. Mặt khác, những góp ý khách quan từ những người dày dạn kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn suy nghĩ khác đi và đôi khi cứu bạn khỏi những sai lầm nghiêm trọng”, Zach Robbins khuyên.
3. Đừng bao giờ phản bội bản năng
Các chuyên gia cố vấn có thể nhiều kinh nghiệm hơn bạn trong nhiều lĩnh vực nhưng điều đó không có nghĩa là mọi nhận định của họ đều đúng đối với tất cả tình huống bạn gặp phải trong quá trình kinh doanh.
Hãy chú trọng những góp ý của họ, nhưng đừng xem họ như “quyển từ điển sống”. Bởi vì đôi khi, chính những dữ liệu có sẵn và bản năng của bạn sẽ dẫn dắt bạn đi đúng hướng.
4. Làm việc nhiều không đồng nghĩa với làm việc hiệu quả
Bạn thường rất bận rộn ở giai đoạn đầu thực hiện ý tưởng, và sự bận rộn đó có phải là dấu hiệu cho thấy bạn đang tiệm cận thành công? Hãy cẩn thận, đừng để bị rơi vào tình trạng nhận thức sai lầm về năng suất.
“Những phần việc không quan trọng, không phục vụ trực tiếp cho mục tiêu đôi khi lại tiêu tốn đến 40% thời gian của bạn. Vì vậy, đừng để phí công sức vào những phần việc hoặc những cuộc gặp gỡ vô nghĩa”, Zach Robbins nói.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét