Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017


Viết bình luận
Khi bé bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần có biện pháp xử trí nhanh để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu không xử lý thích hợp, có thể dẫn đến rối loạn nhịpp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt thậm chí là co giật.
Xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn 1
Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Đau bụng có thể liên tục hoặc vài lần trong ngày. Khi sơ cứu cho trẻ cần lưu ý phải sơ cứu đúng cách không trẻ có thể bị sặc dẫn đến ngừng thở.
Khi trẻ có những dấu hiệu của ngộ độc thức ăn, cần ngừng ngay không cho ăn tiếp món đó. Đồng thời khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn được tống hết ra ngoài. Gây nôn trong 1 – 2 phút, nếu trẻ vẫn không nôn được cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được rửa dạ dày.
Khi gây nôn cho trẻ, cho trẻ nằm nghiêng để tránh thức ăn sặc lên mũi. Cần chú ý không nên mua thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống ói vì kéo dài thời gian bệnh của trẻ.
Bù lượng nước cho trẻ bằng cách uống từng ngụm nhỏ hoặc dung dịch oresol. Không nên cho trẻ ăn kiêng, cho trẻ ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, cơm, súp để niêm mạc ruột và hệ men tiêu hóa nhanh chóng.
Khi có những dấu hiện nặng nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. Những dấu hiệu nặng như nôn nhiều, không thể ăn uống, chất nôn có máu, háo nước, chướng bụng…
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không nên cho trẻ ăn đồ ăn có mùi lạ, ôi thiu. Chọn thực phẩm tươi sống để chế biến, chế biến ở nơi an toàn tránh xa những nơi ô nhiễm. Thức ăn phải được bảo quản cẩn thận, hâm lại nếu sử dụng thức ăn.
Không nên cho trẻ ăn ở hàng quán không đảm bảo vệ sinh, chỉ nên ăn những thức ăn đã nấu chín và mơi chế biến. Khi đi du lịch nên kèm theo vài gói Oresol để kịp thời bù nước khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét