Đây được gọi là Kỹ thuật Feynman, một phương thức học tập tuyệt vời, đồng thời là cách tư duy gợi mở tạo ra sự khác biệt.
Feynman tình cờ tìm ra một công thức giúp cho việc học tập nhanh hơn bất kỳ ai khác.
Nó được gọi là Kỹ thuật Feynman và nó sẽ giúp bạn học bất kỳ thứ gì nhanh hơn, sâu hơn dù cho chủ đề, khái niệm mà bạn muốn tìm hiểu là gì đi chăng nữa. Và điều tuyệt vời nhất là việc thực hiện kỹ thuật này cực kỳ đơn giản.
Đây không đơn thuần là một phương thức học tập tuyệt vời, mà còn là cách tư duy cực kỳ khác biệt.
Có 3 bước chính trong Kỹ thuật Feynman.
Bước 1: Dạy lại cho một đứa trẻ
Hãy lấy một tờ giấy trắng và viết lên đó chủ đề bạn muốn tìm hiểu ở phần trên cùng. Tiếp đó viết ra những gì bạn biết về chủ đề này như thể bạn đang dạy lại cho một đứa trẻ 8 tuổi, hiểu được những khái niệm và các mối liên hệ cơ bản.
Rất nhiều người có xu hướng sử dụng những thuật ngữ phức tạp để lấp liếm khi họ không hiểu rõ một điều gì đó. Vấn đề là chúng ta chỉ tự lừa dối bản thân mình mà thôi, vì chúng ta không biết là mình không hiểu.
Khi bạn viết ra một ý tưởng từ đầu đến cuối bằng ngôn ngữ đơn giản để một đứa trẻ cũng hiểu được, bạn buộc mình phải hiểu được khái niệm mới ở mức độ sâu hơn và đơn giản hóa đi mối liên hệ giữa các ý tưởng.
Nếu bạn phải vật lộn với việc đó, nghĩa là bạn biết rõ hơn về những chỗ cần tìm hiểu thêm. Sự căng thẳng này rất có ích, nó báo trước một cơ hội được học hỏi những điều mới.
Bước 2: Rà soát lại
Ở Bước 1, bạn chắc chắn sẽ gặp phải những lỗ hổng trong kiến thức vì đã quên mất một điều gì đó quan trọng, nhưng không đủ khả năng giải thích, hoặc đơn giản là gặp khó khăn khi kết nối một khái niệm quan trọng.
Đây là một phản hồi cực kỳ giá trị vì bạn đã phát hiện ra giới hạn trong kiến thức của mình. Sự thành thạo là biết được giới hạn trong khả năng của mình, và bạn đã nhận ra được điều đó.
Đây là lúc quá trình học tập bắt đầu. Lúc này bạn đã biết mình bế tắc ở đâu, hãy quay lại các nguồn tư liệu và tìm hiểu rõ cho đến khi bạn đủ khả năng giải thích vấn đề đó bằng các từ ngữ đơn giản.
Nhận diện được giới hạn hiểu biết của mình cũng sẽ giúp hạn chế những sai lầm dễ mắc phải và làm tăng khả năng thành công khi áp dụng kiến thức mới.
Bước 3: Tổ chức lại và đơn giản hóa
Giờ đây bạn đã có trong tay một loạt các ghi chép trên giấy. Hãy rà soát lại và đảm bảo là bạn không dùng một thuật ngữ lạ lẫm nào từ nguồn tư liệu ban đầu. Hãy sắp xếp chúng thành một câu chuyện đơn giản nhưng mạch lạc và logic.
Sau đó hãy đọc thật to nội dung mà bạn vừa tập hợp được. Nếu phần giải thích vẫn còn phức tạp và nghe có vẻ rối rắm thì đó là một dấu hiệu cho thấy sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó vẫn cần phải củng cố thêm.
Bước 4 (không bắt buộc): Truyền thụ cho người khác
Nếu bạn thực sự muốn chắc chắn về điều mà mình vừa học được, hãy duyệt lại với một người nào đó (tốt nhất là người hiểu biết cực ít về điều bạn sắp nói – hoặc có thể tìm người bạn 8 tuổi kia).
Bài test cuối cùng về kiến thức của bạn là khả năng truyền tải cho người khác.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét