“Mạng xã hội có nhiều tác động đến người dùng ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, nhưng trong giới hạn nghiên cứu của chúng tôi, tập trung vào học sinh THPT và sinh viên, các số liệu đưa ra cho thấy tác động tiêu cực nhiều hơn”, TS. Trần Thành Nam, đồng trưởng Ban nghiên cứu Internet và cuộc sống, chương trình Nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) nhận xét.
Việt Nam đang được nhận định là thị trường hấp dẫn đối với Facebook khi thống kê cho thấy hiện có 46 triệu người dùng với độ tuổi ngày càng trẻ hoá, trong đó, tương tác nhiều nhất ở phổ tuổi từ 13 – 19 và 30 – 39 tuổi.
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã hình thành những hành vi và biểu hiện tâm lý mới ở con người như cách thức giao tiếp, thể hiện cá tính bản thân, trong đó có cả những thay đổi tích cực và những biến thiên tiêu cực dẫn đên nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Từ khảo sát 335 và 600 khách thể tham gia nghiên cứu, TS. Nam cho biết có 37% người nói rằng Facebook là một phần quan trọng đối với cuộc sống; 35% người sẽ cảm thấy khó chịu nếu như 1 – 2 ngày không được sử dụng Facebook; 39% sẽ rất đau buồn nếu Facebook bị chặn vì lý do gì đó...
“Mạng xã hội có nhiều tác động đến người dùng ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, trong giới hạn nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào học sinh THPT và sinh viên, các số liệu đưa ra cho thấy tiêu cực đến các em nhiều hơn tích cực”, TS. Nam nhận xét.
Cụ thể, ông nói rằng các kết quả điều tra chỉ ra khi các bạn trẻ càng có nhiều bạn bè trên Facebook thì điểm số hài lòng với cuộc sống càng thấp, mức độ cô đơn, điểm trầm cảm, lo đâu, căng thẳng cũng theo đấy tăng theo.
Nghiên cứu cũng đưa ra thông tin rằng với thời gian trung bình hàng ngày truy nhập vào Facebook càng nhiều, lòng tự trọng của người dùng càng thấp. Mức độ gắn bó với Facebook càng chặt chẽ, mức độ cô đơn càng tăng.
Theo ông Nam, tác động tích cực của Facebook không phải là không có, tuy nhiên, ở góc độ cảm xúc “nó chỉ là ngắn hạn”. Cụ thể, Facebook có thể là nơi trốn tránh khó khăn, giải toả cảm xúc tạm thời cho giới trẻ. Tuy nhiên, những khó khăn đó không mất đi mà sẽ dồn ứ lại khi những bạn trẻ này trở về cuộc sống thực.
“Có em tự trách bản thân sao lại phí phạm thời gian làm việc vô nghĩa trong khi có nhiều việc phải làm”, TS. Nam cho biết.
Để kiểm soát, TS. Nam dưa ra một số gợi ý ví dụ như cần thay đổi niềm tin về sử dụng Internet và trang bị kỹ năng “xao nhãng” khi có “thèm muốn” sử dụng Facebook, tức tìm những hoạt động thay thế thời gian sử dụng Facebook.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét