Công dân các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác đang đi du lịch với số lượng lớn chưa từng thấy và phần còn lại của thế giới đang cạnh tranh để có thể kiếm tiền từ họ.
Tháng 8 là tháng nghỉ phép ở hầu hết các nước phương Tây và cũng rất quan trọng đối ngành du lịch toàn cầu, một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Đó không chỉ đơn giản là một kỳ nghỉ cho các nhân viên mà nó còn đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu. Theo Hội đồng Du lịch thế giới, ngành du lịch đóng góp hơn 10% GDP toàn cầu và gần 300 triệu việc làm.
Những hình ảnh trên các tạp chí thường cho thấy hầu hết là những người phương Tây da trắng đang trải nghiệm những điểm đến đẹp hút hồn, nhưng chúng đã thất bại trong việc phản ánh một xu hướng du lịch lớn nhất trong thập kỷ vừa qua: sự gia tăng của các du khách quốc tế đến từ các quốc gia mới nổi.
Khi tầng lớp trung lưu phát triển ở các thị trường mới nổi, họ đã có thói quen của tầng lớp trung lưu – đi du lịch. Theo một cuộc khảo sát của Credit Suisse, hầu hết người dân ở các thị trường mới nổi xếp chi tiêu cho các ngày nghỉ ở đầu hoặc gần đầu trong danh sách những thứ mà họ muốn chi tiêu. Từ Trung Quốc đến Hàn Quốc, Malaysia đến Ấn Độ, châu Á đang chứng kiến sự bùng nổ du lịch quốc tế.
Giống như tất cả các xu hướng ở các thị trường mới nổi, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu. Theo Tổ chức du lịch thế giới của UN (UNWTO), số lượng du khách Trung Quốc đi ra nước ngoài đã đạt 135 triệu vào năm ngoái. Khách du lịch Trung Quốc đã vượt qua du khách Mỹ để trở thành lực lượng “thượng đế” lớn nhất trong ngành du lịch, vượt cả về số lượng du khách và chi tiêu. Năm ngoái, theo UNWTO, khách du lịch quốc tế Trung Quốc đã chi 261 tỷ USD – lớn hơn GDP của Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, số lượng khách tăng lên đã đến Mỹ, chi tiêu khoảng 33 tỷ USD vào năm 2016. Người Trung Quốc đang trên đường trở thành nhóm du khách lớn thứ 3 đến Mỹ, xếp sau Canada và Mexico.
Du khách Ấn Độ cũng đang tăng lên về số lượng trong du lịch quốc tế. Từ 20 triệu du khách quốc tế hiện nay, UNWTO dự đoán con số này sẽ tăng lên 50 triệu vào năm 2020. Dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang phát triển của Ấn Độ sẽ đảm bảo một lượng khách du lịch ổn định ra nước ngoài. Các điểm đến bao gồm Singapore, Dubai, Bangkok, Paris, London và New York. Các quốc gia như Jordan, Úc và Israel cũng tạo điều kiện để người Ấn Độ có được thị thực dễ dàng hơn.
Theo số liệu được cung cấp bởi Visa, đến năm 2025, các nền kinh tế lớn ở châu Á có thể chi tiêu lên tới 365 tỷ USD/năm cho du lịch, gấp 3 lần số tiền người Mỹ dự kiến sẽ chi triêu trong cùng năm.
Đến năm 2030, gần 60% dân số thế giới sẽ sống ở châu Á. Dân số lớn có thể đồng nghĩa với việc khoảng cách về số tiền chi tiêu cho du lịch giữa các nước châu Á và Mỹ sẽ tăng lên.
Không có gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng từ các quốc gia mới nổi đang định hình ngành du lịch. Họ đã đình hình các ngành công nghiệp khác bao gồm điện thoại thông mình, rượu mạnh, ô tô và đồ gia dụng…Các tầng lớp trung lưu đã trở thành động lực thúc đẩy tiêu dùng.
Theo nhà nghiên cứu Homi Kharas của Brookings Institution, thì từ 2015 đến 2030, chi tiêu của tầng lớp trung lưu trên thế giới có thể tăng thêm 29 nghìn tỷ USD. Và chỉ 1 nghìn tỷ trong số đó sẽ đến từ các nền kinh tế tiên tiến. Phần còn lại đến từ các nước khác, phần lớn là từ châu Á.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét