Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017


Đánh giá ban đầu về cơn bão số 12, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khác với một số cơn bão trước đây, cơn bão số 12 (bão Damrey hay dịch là bão Con Voi) khi chuẩn bị tiến sát vào nước ta đã tăng cấp độ cũng như tốc độ di chuyển.

Ảnh mây vệ tinh về cơn bão. Ảnh: Trung tâm khí tượng thủy văn TƯ.



Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, vào khoảng 6 giờ sáng nay tâm bão số 12 đã vào đất liền với sức gió mạnh cấp 12 giật cấp 15.

Mặc dù tâm bão tại Nha Trang (Khánh Hòa) nhưng vùng chịu ảnh hưởng lớn nhất lại là bắc Khánh Hoà và nam Phú Yên. Mưa ở đây hiện đang rất lớn.

Đánh giá ban đầu về cơn bão số 12, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, khác với một số cơn bão trước đây, cơn bão số 12 (bão Damrey hay dịch là bão Con Voi) khi chuẩn bị tiến sát vào nước ta đã tăng cấp độ cũng như tốc độ di chuyển.

Cụ thể, từ khi cơn bão này còn là áp thấp nhiệt đới thì thời điểm đi qua đảo Palawan (Philippines), áp thấp khá yếu bởi gặp nhiều ma sát.

Tuy nhiên, bắt đầu vào Biển Đông là vùng biển thoáng và không nhiều vật cản, áp thấp nhiệt đới này càng mạnh dần lên.

Đáng lưu ý hơn là do kết hợp với không khí lạnh đã gây hoàn lưu gió mạnh trên vùng rộng lớn, về phía Bắc.

"Hơn nữa, đi vào vùng biển ấm là điều kiện lý tưởng để cơn bão Damrey tiếp thêm năng lượng. Kết hợp với không khí lạnh mạnh ở phía Bắc tràn xuống, sức gió của cơn bão sẽ càng mạnh", ông Cường nói.

Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TƯ cũng nhìn nhận, từ 1/11, áp thấp nhiệt đới đã phát triển thành bão số 12.

Đồng thời, vị trí hình thành của bão Damrey khá gần với bờ biển nước ta. Hơn nữa, khoảng 3-4 ngày sau khi hình thành là giai đoạn phát triển nguy hiểm nhất của cơn bão.

Còn theo ông Lê Thanh Hải cho biết, do thời điểm bão số 12 vào có tương tác với không khí lạnh mạnh từ phía Bắc tràn xuống từ chiều 3/11, đã khiến gió mạnh cấp 7 - 8, giật cấp 9 suốt ven biển miền Trung từ Đà Nẵng vào đến Bình Thuận.

Cùng với đó, sức gió gần tâm bão mạng 10-11, giật 13-15. Cũng do tương tác của bão số 12 với không khí lạnh đã khiến thời tiết có mưa to đến rất to trên đất liền với diện rộng khắp từ Hà Tĩnh vào đến miền Đông Nam Bộ và Tây nguyên.

Liên quan đến ảnh hưởng của cơn bão này đối với các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam là hai địa phương sẽ tổ chức các sự kiện trong tuần lễ cấp cao APEC 2017, các chuyên gia thời tiết cho rằng, dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng do tương tác của bão với không khí lạnh sẽ khiến hai tỉnh này có gió lớn và mưa kéo dài, với lượng lớn.

Cụ thể, tại TP Đà Nẵng, ngày 4/11, trời bắt đầu nhiều mây và mưa to. Riêng ngày 5/11, thời tiết nhiều mây và đặc biệt có mưa rất to.

Riêng hai tỉnh giáp Đà Nẵng là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam thời tiết cũng chuyển biến theo hướng xấu dần, từ ngày 4 – 5/11, thời tiết có mưa và chuyển sang mưa to.

Theo dự báo, trong 6 giờ tới, bão Con Voi sẽ di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 15-20 km/h, đi vào đất liền các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận sau đó suy yếu dần.


Dự báo đến 10h sáng nay, tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa-Ninh Thuận với gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 13.

Bên cạnh đó, trong 6-12 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh Quảng Nam - Khánh Hòa.

Đặc biệt ở các huyện: Hiên, Nam Giang, Quế Sơn, Phước Sơn, Trà My (Quảng Nam), Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long (Quảng Ngãi).

Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước (Bình Định), Tuy Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa, Sông Cầu (Phú Yên), Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Ranh, Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hoà (Khánh Hoà).

Nguy cơ mất an toàn hồ chứa các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa.

Theo Hoàng Đan

Trí thức trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét