Chinh phục đỉnh Everest là một giấc mơ của hàng triệu người trên thế giới và nó đã mở ra cơ hội để đất nước Nepal thu về một khoản tiền khổng lồ hàng năm.
Vào mùa leo núi năm nay, chính phủ nước này đã cấp một số lượng giấy phép kỷ lục chưa từng có dẫn tới tình trạng ùn tắc trên nóc nhà của thế giới, một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng số lượng người thiệt mạng nhiều nhất trong vòng 4 năm qua. Chỉ chưa đầy 9 ngày đã có 11 nhà leo núi được xác nhận danh tính là đã qua đời.
Cô Ameesha Chauhan (29 tuổi), đến từ Ấn Độ là một người may mắn sống sót, trở về từ cõi chết sau vụ "tắc đường" ở Everest . Hiện tại, cô đang điều trị tại bệnh viện đa khoa ở Kathmandu, sau khi bị tê cứng trên đường chinh phục đỉnh Everest. Tất cả các ngón chân trên bàn chân trái của cô chuyển sang màu đen và xanh, trong khi khuôn mặt của cô cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Cô Ameesha Chauhan nằm trong số hơn 200 người gặp cảnh tắc đường ở đỉnh núi Everest.
Cô Ameesha Chauhan hiện đang được điều trị tại bệnh viện.
Mặc dù đã trở về nhà an toàn nhưng cô vẫn không thôi ám ảnh về quãng thời gian kinh hoàng khi mình là nạn nhân của cảnh "tắc đường" trên nóc nhà thế giới. Nhà leo núi 29 tuổi cho biết, cô phải chờ 20 phút để bắt đầu di chuyển xuống từ đỉnh núi cao 8.848m so với mặt nước biết, trong khi một số người khác đã bị mắc kẹt trong nhiều tiếng đồng hồ.
"Tôi thấy một số người leo núi không có kỹ năng cơ bản, họ thậm chí còn không biết cách sử dụng mặt nạ oxy. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào hướng dẫn viên địa phương. Tôi nghĩ Chính phủ nên bổ sung thêm những tiêu chí mới. Chỉ những người leo núi được đào tạo, đáp ứng đủ các tiêu chí đề ra thì mới được cấp giấy phép leo lên đỉnh Everest", Ameesha Chauhan cho hay.
"Nhiều người leo núi đã hết oxy. Một số người đã chết do sơ suất của chính họ. Họ khăng khăng muốn leo lên đến đỉnh núi khi oxy của họ đã cạn kiệt, gây nguy hiểm đến tính mạng của chính họ", Ameesha Chauhan cho biết thêm.
Gương mặt đầy thương tích của Ameesha Chauhan sau hành trình kinh hoàng.
Bàn chân thâm đen của Ameesha Chauhan.
Trước đó, một nhà leo núi khác tên là Elia Saikaly, đã đăng trên Instagram cá nhân vào ngày 26/5 về cảnh tượng kinh hoàng khi anh đặt chân lên đến đỉnh Everest và "không thể tin vào những gì mình nhìn thấy ở đó".
"Cái chết. Sự thảm sát. Hỗn loạn. Thi thể nằm trong lều, dọc con đường đi lên. Mọi người bị kéo lê và chúng tôi phải bước qua những thi thể ấy", Elia Saikaly, cho hay.
Không may mắn như Ameesha Chauhan, hai thành viên trong nhóm của cô đã chết vào ngày 16/5 khi chưa kịp thực hiện giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới của mình. "Chúng tôi thiếu các quy tắc và quy định để có thể biết được có bao nhiêu người thực sự có khả năng chinh phục ngọn núi này". Kul Bahadur Gurung, tổng thư ký Hiệp hội leo núi Nepal cho hay.
Cảnh tắc đường ở đỉnh núi Everest.
Mặc dù vậy, cho đến nay, Chính phủ Nepal không có bất cứ quy định nào về việc kiểm soát số lượng giấy phép, bất cứ ai có giấy khám sức khỏe của bác sĩ và đóng khoản phí 11.000 USD là có thể được cấp phép. Đây là một lỗ hổng lớn trong cách quản lý nhưng cho đến nay, không một ai chịu lên tiếng và đứng ra ngăn chặn thảm kịch này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét