"Bạn có giàu hay không, đó là việc riêng của bạn", theo Jonah Berger, chuyên gia marketing ở trường Wharton thuộc đại học Pennsylvania, viết trong cuốn sách của ông có tên "Invisible Influence: The Hidden Forces That Shape Behavior". "Chẳng ai tường tận về số tiền trong ví hay trong tài khoản của bạn là bao nhiêu, trừ vợ hay chồng bạn thôi. Thanh danh thì khác. Nó là đẳng cấp của bạn, là đánh giá của người khác về bạn. Cũng chính là việc họ có tôn trọng bạn hay không."
Định nghĩa thanh danh bản thân này được ủng hộ từ bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1
Cho đến trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1, giàu có vẫn chỉ là khái niệm được chỉ những người giàu do "cha truyền con nối". Nhưng từ khi cuộc cách mạng bắt đầu có những ảnh hưởng đến xã hội, một số người giàu lên nhanh chóng, làm xuất hiện một tầng lớp mới: những nhà giàu mới nổi.
Cách mạng công nghiệp làm thay đổi xã hội
Những người này thường xuất thân nghèo khó, nhưng nhờ nắm bắt cơ hội mà xây dựng được cơ ngơi cho mình. Do vậy, họ có cơ hội được tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ xa xỉ mà trước đây chỉ có những đứa con nhà quyền thế giàu sang mới được hưởng.
Nhưng chỉ mua những thứ đồ đó thì chưa thể thỏa mãn, những người này còn muốn được công nhận bởi mọi người. Cái mà chúng ta đã gọi là "thanh danh".
Họ hiếm khi chu cấp cho những nhu cầu cần thiết cho bản thân hay những đồ vật riêng tư, mà thường chỉ quan tâm đến những thứ có thể khoe ra được sự giàu sang của họ trong mắt người khác.
Hiện tại đã thay đổi: Những người giàu có thận trọng hơn với việc khoe mẽ sự giàu sang
Việc muốn khẳng định thanh danh của mình đã "thay hình đổi dạng". Giờ đây người ta thường chỉ muốn khoe những phẩm chất, những sự hiểu biết mà mình có chứ không chú trọng vào sự giàu sang bên ngoài nữa.
Những người này thường là những người rất ưu tú, hay "những người giàu thận trọng", theo nhà nghiên cứu Elizabeth Currid-Halkett gọi là "sự tiêu thụ không rõ ràng".
Xu hướng này đang tăng lên và phổ biến ở những người giàu có. Dù tài sản lớn đến đâu, họ cũng muốn xây dựng đẳng cấp cá nhân qua kiến thức sâu rộng và hiểu biết về mọi mặt, chứ không còn khoe mẽ những thói quen tiêu xài cá nhân nữa, theo lời của Currid-Halkett.
Thay vì đầu tư vào những thứ đồ vô tri, những người này thường đầu tư vào những thứ như là giáo dục và sức khỏe, những thứ giúp họ nâng cao giá trị bản thân, tất nhiên là với cái giá không phải ai cũng chi trả được.
Đại học Chicago, Mỹ - Một trong những trường có mức học phí đắt đỏ nhất thế giới
"Có thể bạn không thấy ngưỡng mộ những người này ngay khi mới gặp, nhưng giá trị của kiến thức mới là giá trị mà mỗi người giàu có muốn sở hữu nhất.", bà khẳng định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét