Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

ôi đã từng phải đem nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đi cầm đồ để có tiền mua bỉm và sữa cho con. Con tôi không quan tâm xem tôi phải làm gì để mua những thứ đó - chỉ đơn giản là chúng cần.



Tôi là một nhà văn chuyên nghiệp. Tôi yêu những gì tôi làm. Viết lách đã cứu sống cuộc đời tôi, và tôi không nói điều này để truyền cảm hứng.


Tuy nhiên, sống bằng nghề viết lách có nghĩa là tôi phải làm cả đống công việc full-time cùng lúc. Tôi phải làm nhiều công việc kỳ lạ chỉ để có thêm đồng ra đồng vào mua giấy vệ sinh hay bánh mì. Tôi ghét phải thừa nhận điều này, nhưng để sống qua ngày, tôi phải dựa vào thu nhập từ hàng loạt nghề tay trái. Vì vậy, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của tôi ngày càng đi xuống.


Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực sáng tạo hoặc truyền thông đều hiểu họ sẽ phải bỏ ra hàng giờ đồng hồ kiệt quệ để đổi lấy đồng lương còm cõi, và thỉnh thoảng là sự đối xử thiếu tôn trọng. Không chỉ làm biên tập viên, tôi còn làm freelance gần 12 năm nay. Trong suốt thời gian đó, tôi đã thấy không ít người coi thường lĩnh vực sáng tạo.





Nghệ thuật được coi là sở thích, chứ không phải một nghề nghiệp kiếm ra tiền. Rất nhiều khách hàng đã từ chối trả tiền cho khoảng thời gian tôi bỏ ra. Thậm chí có những người thành đạt còn tránh mặt tôi để không phải trả tiền. Họ chẳng may may quan tâm rằng đứa con trai mới sinh của tôi cần uống loại thuốc có giá đắt hơn cả hóa đơn tiền nước mỗi tuần. Họ cũng chẳng biết tôi đang phải vật lộn với trầm cảm sau sinh, đòi hỏi những loại thuốc và quá trình trị liệu đắt tiền để sống sót. Họ chắc chắn cũng chẳng bận tâm nếu biết khoản nhuận bút 60 USD "không đáng là bao" sẽ quyết định nhà tôi có điện hay không.


Tôi không biết tại sao mọi người lại nghĩ rằng làm việc trong ngành sáng tạo là "vui vẻ và dễ dàng", trong khí nó chính là nguồn sống giúp tôi chi trả hóa đơn và nuôi con.


Bên cạnh việc nghĩ ra đủ thứ nội dung để viết, tôi còn phải tìm hướng mới để bù đắp những khoản chi phí thiếu hụt. Chẳng hạn, tôi đã từng làm tình nguyện viên cho một thử nghiệm khoa học sau khi sinh con gái. Những buổi gặp mặt ấy ngốn rất nhiều thời gian, nhưng tôi cũng chẳng nhận được bao nhiêu. Dù vậy, khoản tiền nhỏ đó (cùng thuốc chữa trầm cảm miễn phí) đã giúp tôi sống dễ thở hơn.


Tôi đã từng phải đem nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đi cầm đồ để có tiền mua bỉm và sữa cho con. Con tôi không quan tâm xem tôi phải làm gì để mua những thứ đó - chỉ đơn giản là chúng cần. Tôi đã từng đứng hát ở góc phố để lấy tiền. Tôi đã từng dọn dẹp nhà cửa, trông trẻ và bán máy hút bụi. Tôi kinh doanh đủ thứ tại nhà để không phải xa các con hay công việc viết lách. Tạm ứng tiền mặt? Tôi thường xuyên cần. Tín dụng? Tôi cũng dùng. Làm việc ngoài giờ? Tôi luôn nhận. Viết cả tá nội dung điên rồ chỉ trong 24 tiếng đổ lại để đổi lấy chút thù lao không đáng kể? Tôi sẵn sàng. Bạn có thể kể tên bất cứ nghề tay trái (hợp pháp) nào, có lẽ tôi đã đều đã làm qua.


Tôi làm việc cả 7 ngày trong tuần. Tôi làm cả vào kỳ nghỉ và ngày nghỉ. Chúng tôi sống tiết kiệm hết mức, nhưng công việc này không đủ để chúng tôi chống đỡ trước mọi khó khăn.










Vi thế, tôi phải tiếp tục làm việc. Đó là cách duy nhất. Lương của chồng tôi sau khi trừ khi các khoản thuế, bảo hiểm, quỹ hưu trí chẳng còn là bao, và của tôi cũng vậy.


Suốt 12 năm qua, tôi vừa phải chăm con toàn thời gian, vừa phải xây dựng sự nghiệp viết lách của mình. Đây không phải thời gian "rảnh", mà là hàng tiếng thức đêm và dậy sớm, lại còn phải đảm bảo hoàn thành công việc. Tôi nhớ có lần vừa phải bế con trai lúc 4h sáng, vừa biên tập một cuốn sách điện tử.


Tôi cố hết sức để con không cảm thấy thua thiệt như mình ngày xưa, dù tôi biết chúng vẫn nhận ra. Chúng nhìn tôi nhặt từng đồng lẻ để mua thức ăn hay gọi xin giãn nợ. Cứ nửa tháng, khi thấy quần áo chúng đã chật, tôi lại hứa: "Lần sau nhận lương mẹ sẽ mua đồ mới cho các con." Chúng biết đó chỉ là lời nói dối. Bởi lẽ, dù có làm thêm bao nhiêu, tiền cũng không bao giờ đủ.


Nếu bạn đọc cái này và nghĩ: "Hãy kiếm một công việc bình thường đi!", câu trả lời là tôi không thể. Khi dành quá nhiều thời gian cho những công việc thời vụ, bạn sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm hồ sơ ổn định. Kể cả khi được nhận, chưa chắc bạn sẽ được trả lương xứng đáng. Tôi đã từng làm cho một cửa hàng địa phương trong 2 năm với mức lương tối thiểu. Công việc rất ổn, đồng nghiệp thân thiện như gia đình. Dù vậy, tiền xăng để tới đó, khoảng thời gian phải xa con, cùng những chi phí phát sinh khiến tài chính của tôi thêm kiệt quệ.





Rốt cuộc, tôi đã quyết định bỏ việc để theo đuổi viết lách, quyết tâm sẽ làm nên chuyện bằng cách nào đó. Nhiều tháng sau, khi định bỏ cuộc, tôi đã bán được 2 cuốn tiểu thuyết đầu tay, viết đủ bài để trả tiền hóa đơn, và có được vị trí biên tập viên từ xa. Tất cả chỉ hướng đến một mục đích: Làm thứ tôi thích (viết lách) mà vẫn kiếm ra tiền nuôi gia đình.


Thật khó khăn khi phải cân bằng giữa đủ loại công việc và thời gian chăm con, nhưng tôi cảm thấy điều đó xứng đáng. Nếu bạn cần một nghề tay trái để kiếm sống, nhưng vẫn yêu công việc chính của mình, vậy thì cứ để thế đi. Dĩ nhiên tôi cũng viết lách có thể nuôi sống tôi. Có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ được nhìn nhận tử tế hơn. Mọi người sẽ biết việc sáng tạo từ trang giấy trắng khó và vô giá thế nào.


Tôi hy vọng sẽ bỏ được những nghề tay trái này trong tương lai, để có thể tập trung sử dụng tài năng của mình mà không phải hy sinh các thứ khác. Còn giờ, tôi vẫn phải cố gắng tiếp tục, kể cả phải thức đêm để làm bài. Bởi lẽ, không phải mọi thứ đều xoay quanh tiền bạc. Viết lách là con người tôi, là giấc mơ của tôi, là điều có ý nghĩa.


Nếu bạn hỏi liệu những nghề tay trái này có đáng để đổi lấy giấc mơ, tôi thực sự không biết.


Nhưng tôi biết rằng, mọi khổ sở, vất vả mà những nghề tay trái này đem lại chẳng thấm thía gì so với việc phải hy sinh con người mà bạn có thể trở thành. Vì thế, hãy chấp nhận và đương đầu với nó!


Bài chia sẻ của Candace Ganger - nhà văn, blogger, tác giả của nhiều bài viết về cuộc sống, thời trang trên Teen Vogue, Bustle,...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét