Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Có thể thấy Futurewei làm vậy là vì lo ngại mối quan hệ của họ với Huawei có thể khiến các trường đại học tại Mỹ dừng hợp tác nghiên cứu với họ.


Theo nguồn tin của Reuters, bộ phận nghiên cứu tại Mỹ của hãng Huawei Technologies – hãng Futurewei Technologies – đã chuyển hướng hoạt động sang tách biệt với công ty mẹ sau khi chính phủ Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen về thương mại trong tháng Năm vừa qua.


Theo một nhân viên giấu tên của Futurewei nói với Reuters, công ty đã cấm các nhân viên Huawei đến văn phòng của mình, dời các nhân viên Futurewei sang một hệ thống IT mới và ngăn họ sử dụng tên và logo Huawei trong việc liên lạc. Tuy nhiên, Huawei sẽ tiếp tục sở hữu Futurewei.


Việc phân tách hoạt động này diễn ra vào thời điểm khi nhiều trường Đại học của Mỹ dừng hợp tác nghiên cứu với Huawei để tuân thủ theo quy định của chính phủ Mỹ khi công ty bị xem là mối nguy đối với an ninh quốc gia. Nhiều trường đại học cũng cân nhắc lại việc hợp tác với các công ty Trung Quốc khác.

Futurewei là bộ phận nghiên cứu và phát triển tại Mỹ của Huawei. Hãng này đã tuyển dụng hàng trăm người tại các văn phòng ở Thung lũng Silicon và Đại Seattle, Chicago và Dallas. Theo dữ liệu của Phòng Thương hiệu và Bằng sáng chế Mỹ, Futurewei đã đăng ký hơn 2.100 bằng sáng chế trong các lĩnh vực như viễn thông, mạng 5G, các công nghệ video và camera.

Dù có tên khác nhau, nhưng theo nguồn tin của Reuters, cho đến nay hoạt động của Futurewei thường không khác biệt so với Huawei. Futurewei không có thương hiệu hoặc trang web riêng, và nhân viên của họ thường tự xem mình là nhân viên Huawei.


Chính vì vậy, một số trường đại học đang gặp khó khăn trong việc quyết định liệu họ có thể tiếp tục hợp tác với Futurewei – công ty không có tên trong danh sách đen – được hay không, thậm chí khi họ dừng cấp vốn và các thỏa thuận nghiên cứu với Huawei.


Ví dụ, theo nhà nghiên cứu trưởng của đại học California-Berkeley, Randy Katz, trường vẫn cho phép các nhà nghiên cứu làm việc với Futurewei sau khi dừng mọi hoạt động trao đổi thông tin và tài trợ với Huawei trong tháng Năm, sau khi công ty bị đưa vào danh sách đen. Ông Katz cho biết, sau khi tham khảo ý kiến Bộ Thương mại về vấn đề này, Berkelay quyết định rằng Futurewei không nằm trong các giới hạn giống như với Huawei.


Trong tuyên bố của mình, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, về mặt luật không thể đặt Futurewei vào danh sách thực thể, bởi vì đây là một công ty Mỹ. Đại diện Bộ Thương mại, Ari Schaffer không trả lời câu hỏi rằng cơ quan này quản lý như thế nào các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học với các công ty có tên trong Danh sách Thực thể hoặc chi nhánh của họ tại Mỹ.


Theo ông Erick Robinson, người phụ trách về mảng Trung Quốc tại hãng luật Dunlap, Bennett & Ludwig cho rằng, không có gì bất hợp pháp khi các trường đại học nhận tài trợ hoặc cùng nghiên cứu với các công ty như vậy. Theo ông, điều bị cấm ở đây là bất kỳ hoạt động chuyển giao nào đối với "công nghệ tuyệt mật cần thiết" cho Huawei.


Trong khi đó, thượng nghị sĩ Jim Banks, người đã ký bức thư cảnh báo về việc hợp tác giữa các trường đại học với Huawei, đang đề xuất chỉnh sửa đạo luật Ủy quyền Phòng thủ Quốc gia (National Defense Authorization Act) để hạn chế việc tài trợ liên bang cho các trường đại học hợp tác với những công ty được xem như mối đe dọa về an ninh.


Trước đó, ông Banks cùng 25 Thượng nghị sĩ khác đã cùng ký vào một bức thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Betsy DeVos, cảnh báo rằng việc hợp tác của Huawei với ít nhất 50 trường Đại học tại Mỹ "có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét