Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Các hashtag liên quan đến vụ việc đã thu hút tới 280 triệu lượt xem trên Weibo.



Theo Btime, việc này diễn ra như sau:

Người quản lý quán bar ở tỉnh Hồ Nam, đã tag một nữ nhân viên trong group WeChat vào tuần trước, chủ yếu để yêu cầu cô này gửi tài liệu liên quan đến cuộc họp sắp tới.

Không rõ nữ nhân viên đang bận việc gì mà chỉ đáp lại bằng emoji "OK" trên WeChat. Như thế này:





Emoji "OK" trên WeChat


Ngay sau đó, người quản lý đáp: "Cô cần phải trả lời bằng văn bản nếu nhận được tin nhắn. Không rõ quy định sao?"

"Đây là cách cô trả lời yêu cầu của cấp trên?"

Chỉ vài phút sau đó, người quản lý bảo nữ nhân viên hãy liên lạc với bộ phận quản lý nhân sự để nộp đơn xin nghỉ việc.

"Đây là vụ việc có thật, đơn xin nghỉ việc vẫn đang được xử lý," nữ nhân viên cho hay. "Tôi đã làm việc trong nhiều năm và đây là lần đầu tiên tôi gặp phải tình huống ngu ngốc như vậy. Tôi là người tốt bụng nên đã không trả đũa."

Nữ nhân viên này cho hay, đồng nghiệp của cô đồng ý rằng hành động của người quản lý đã đi quá xa. Chưa hết, sếp còn chính thức đưa ra thông báo rằng, từ này về sau phải dùng "Roger" (cách nói lịch sự hơn của yes) khi hồi đáp yêu cầu của cấp trên.

Ảnh chụp màn hình những đoạn chat này đã lan truyền mạnh trên Weibo, các hashtag liên quan đã thu hút hơn 280 triệu lượt xem. Hầu hết dân mạng Trung Quốc đứng về phía nữ nhân viên.




Giáo sư họ Vương đến từ trường Đại học Nhân dân, chuyên về quản lý nhân sự, cho rằng: "Đây rõ ràng là lý do tùy tiện để sa thải nhân viên."


"Điều này hoàn toàn có thể diễn ra ở các công ty vừa và nhỏ, nơi không có quy định cụ thể về những tình huống tương tự."

Không chỉ nổi tiếng vì đông dân, các thành phố lớn ở Trung Quốc có được biết đến vì áp lực làm việc đến nghẹt thở. Hầu hết cấp bậc quản lý đều sử dụng WeChat, yêu cầu nhân viên phải online 24/7 để xử lý công việc mọi lúc, mọi nơi qua tin nhắn thoại.





Theo JJJ


HELINO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét