Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017


Để tạo ra những thước lụa mềm mại, thướt tha người ta bắt buộc cần đến tơ - thứ "nguyên liệu" đặc biệt đến từ sâu tằm.





Nó còn được biết đến với nhiều cái tên khác như tằm tơ, tằm dâu hay đơn giản chỉ là con tằm. Tuy chỉ là ấu trùng của loài bướm tằm, nhưng chúng lại có một giá trị rất lớn, có thể đóng góp vào kinh tế của vùng.





Kén nhộng. Hình minh họa.

Nghề nuôi tằm lấy tơ đã tồn tại cách đây ít nhất 5000 năm tại các quốc gia châu Á. Ngày nay, tằm được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo hơn nhiều so với quá khứ để có thể cho ra được loại tơ tốt nhất. Những sản phẩm lụa tạo ra từ đây được đánh giá, xếp hạng rất cao bởi vừa mềm, mịm lại rất mát đối với người sử dụng.

Vòng đời của sâu tằm

Hình thái đầu tiên của chúng là dạng trứng. Ở chu kỳ này, bướm cái đẻ rất nhiều trứng vào đầu mùa thu khi điều kiện sống thuận lợi, mỗi quả chỉ có kích thước bằng với một chấm mực. Tuy nhiên sau đó, trứng sẽ vẫn còn trong giai đoạn ngủ đông cho đến khi mùa xuân đến.





Vòng đời của tằm. Hình minh họa

Sự ấm áp của thời gian này trong năm kích thích trứng nở thành tằm con. Sau khoảng hơn 1 tuần, chúng sẽ ăn liên tục lá dâu để tích trữ năng lượng rồi dần dần rụng hết lông và bước sang giai đoạn thứ 3 của cuộc đời là hóa thành nhộng.

Xem video:



Ở chu kỳ này, những con nhộng chính là thứ đặc trưng cho những gì chúng ta vẫn hình dung về loài sâu tằm, chúng nhả tơ liên tục, quấn quanh cơ thể tạo kén, gần như 1 dạng ngủ đông để chuẩn bị cho quá trình biến thái (biến đổi hình thái) tiếp theo.

Tằm là loài vật biến thái hoàn toàn, cho nên trong 4 quá trình sinh trưởng, không có bất kỳ hình dạng nào giống nhau.





Kén nhộng. Hình minh họa

Sau khi "ngủ đông" trong kén khoảng 10-12 ngày, những con nhộng sẽ biến đổi, lớn dần để trở thành ngài, rồi lại đục thủng kén chui ra, sau khi chính thức bay ra ngoài, chúng ta có thể coi đó chính là những con bướm tằm.

Trong chu kỳ thứ 3 và cũng quan trọng nhất của cuộc đời, tằm - hay lúc này được gọi là nhộng nhả tơ liên tục để tạo thành kén. Đặc biệt, mỗi cá thể tạo ra được hơn 900m tơ, quá "hoành tráng" nếu như so với cơ thể bé chỉ bằng hạt lạc của chúng.

Đầu tiên, tằm nhả tơ để tạo kén từ trong ra ngoài, chúng di chuyển cơ thể theo hình số 8 liên tục khoảng 300.000 lần trong suốt 4 ngày liên tiếp. Đó chính là kén, thứ áo giáp chắc chắn giúp cho nhộng yên tâm biển đổi thành ngài ở phía bên trong.






Tằm con. Hình minh họa

Thực tế, tơ của tằm là 1 dạng protein lỏng, được tạo ra từ tuyến nước bọt, khi tiếp xúc với không khí bên ngoài thì cứng lại và trở thành dạng sợi như chúng ta vẫn thấy. Ngoài ra, nó còn tiết ra 1 chất có tên Sericin, có tác dụng như chất keo để kết dính 2 nhánh tơ với nhau.

Sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo ra những sợi tơ dài. Người ta thu hoạch xong sẽ bắt đầu đem đi ươm tơ, xe sợi và dệt thành những mảnh vải, tấm khăn mềm mịm ngoài thị trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét