Bí mật ngành công nghiệp 2600 năm lịch sử giúp người Pháp ít mắc bệnh nhồi máu cơ tim
Nếu tính bình quân đầu người, Pháp đang tiêu thụ ngày càng ít rượu vang. Năm 1960, bình quân mỗi công dân nước này uống 135 L/năm thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 69 L vào năm 1999. Tuy vậy, dù dùng khá nhiều rượu vang nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim của Pháp lại thấp hơn nhiều nước trên thế giới.
Đối với những người đam mê ẩm thực, có lẽ rượu vang không phải là loại đồ uống gì mới mẻ. Tuy nhiên nói đến ngành công nghiệp rượu vang thì không thể không nhắc đến nước Pháp. Tại quốc gia hình lục lăng này, rượu vang không đơn thuẩn chỉ là một loại đồ uống mà nó đã trở thành văn hóa cũng như làm nên cả một ngành công nghiệp đồ sộ.
Hiện Pháp là nước giữ thị phần nhiều nhất trong lĩnh vực sản xuất rượu vang trên thế giới với sản lượng 50-60 triệu HL (1HL=100 lít) mỗi năm, tương đương 7-8 tỷ chai rượu vào năm 2004. Số liệu năm 2016 cho thấy Pháp xuất khẩu khoảng 30% số rượu vang sản xuất được với tổng trị giá 9,1 tỷ USD, chiếm hơn 28,2% tổng giá trị rượu vang xuất khẩu trên toàn cầu.
Pháp sản xuất khá nhiều thương hiệu rượu vang, từ cao cấp cho đến thấp cấp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nơi đây có những tiêu chuẩn chung để đánh giá chặt chẽ chất lượng rượu, từ giống nho, quá trình sản xuất… chính xác đến từng vườn nho cụ thể để đảm bảo hình ảnh rượu vang Pháp.
Nhờ vị trí địa lý mà Pháp là nơi tập hợp được nhiều giống nho trên thế giới và do sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc mà nhu cầu rượu vang Pháp trong vài năm qua đã tăng trở lại sau thời kỳ đình trệ kinh tế. Tuy vậy, ngành rượu vang Pháp cũng gặp một số thách thức khi nhiều nhà sản xuất mới đến từ Tây Ban Nha, Chile, Trung Quốc hay Australia có sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ.
Thay đổi ngành rượu vang thế giới
Trên thực tế, sự phát triển của ngành rượu vang Pháp đã kích thích một luồng gió mới cho ngành rượu quốc tế. Trước nhu cầu ngày càng lớn về rượu vang, nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường phát triển ngành rượu.
Có một điều khá trớ trêu là dù Pháp đứng đầu thế giới trong mảng rượu vang nhưng diện tích trồng nho của nước này lại chỉ đứng thứ 3 toàn cầu với 792.000 ha. Tây Ban Nha đứng đầu với 1,02 triệu ha và Trung Quốc đứng thứ 2 với 799.000 ha.
Đặc biệt, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đã kích thích việc trồng nho tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu rượu vang. Tổng diện tích trồng nho của Trung Quốc hiện chiếm 11% so với diện tích trồng nho toàn cầu, cao hơn nhiều mức 4% của năm 2000.
Thậm chí nhiều chuyên gia Trung Quốc đã sang Pháp để học cách trồng, chăm sóc, chế biến và kinh doanh rượu vang, tạo nên một ngành công nghiệp đào tạo béo bở cho Pháp. Hàng năm Pháp thu hút hơn 10 triệu lượt du khách đến các vùng trồng và sản xuất rượu vang.
Đương nhiên, sự phát triển của các đối thủ mới khiến diện tích gieo trồng nho của Pháp giảm 1/10 so với trước đây. Dẫu vậy sản lượng của nước này vẫn đứng đầu thế giới với 47 triệu HL năm 2014, chiếm 17% tổng sản lượng toàn cầu và cao hơn nhiều so với mức 42 triệu HL của Tây Ban Nha và 11 triệu HL của Trung Quốc.
Tại Pháp, chỉ khoảng 3% diện tích đất nông nghiệp được dùng cho trồng nho nhưng chúng lại tiêu thụ đến 20% lượng thuốc trừ sâu của toàn ngành nông nghiệp cũng như đóng góp 15% doanh thu cho toàn ngành. Hơn 300.000 lao động tại Pháp có liên quan đến ngành rượu vang.
Mặc dù vậy, một nghịch lý khá trớ trêu là người Pháp không phải quốc gia tiêu thụ nhiều rượu vang nhất thế giới. Đứng đầu hiện nay là Mỹ với 31.000 HL/năm và Pháp chỉ đứng thứ 2 với 28.000 HL/năm tính đến năm 2014.
Nếu tính bình quân đầu người, Pháp đang tiêu thụ ngày càng ít rượu vang. Năm 1960, bình quân mỗi công dân nước này uống 135 L/năm thì con số này đã giảm xuống chỉ còn 69 L vào năm 1999. Tuy vậy, dù dùng khá nhiều rượu vang nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim của Pháp lại thấp hơn nhiều nước trên thế giới.
2600 năm lịch sử
Do tồn tại từ quá lâu nên các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác ngành rượu vang có ở Pháp từ khi nào. Những bằng chứng cổ nhất cho thấy ngành đồ uống này đã tồn tại từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên tại thành phố Massalia, nay gọi là Marseille.
Tiếp sau đó, người La Mã đã phổ biến nghề trồng nho cũng như ủ rượu ra toàn xứ Gaul (tên gọi nước Pháp thời đó), qua đó tạo nên những vùng trồng nho nổi tiếng như Bordeaux, Burgundy hay Champagne.
Trên thực tế nghề trồng nho và rượu vang đã được người Italy thực hiện từ lâu nhưng chúng được lan truyền đến xứ Gaul thông qua bước chân xâm chiếm của đế quốc La Mã. Người ta nhận ra rằng nho có thể thích ứng với những vùng trồng được cây ô lưu và Pháp trở thành một trong những nơi lý tưởng để trồng loại cây này.
Bước sang thời kỳ trung cổ, những bến cảng giao thương ở Pháp trở thành nơi trung chuyển hàng hóa và phổ biến rượu vang so với những loại đồ uống có cồn khác. Tuy nhiên, thời kỳ này rượu vang vẫn được coi là thức uống quý tộc, chủ yếu được sử dụng trong các buổi dạ tiệc.
Trong quá trình lịch sử của mình, ngành rượu vang Pháp bị ảnh hưởng rất lớn bởi những thương nhân người Hà Lan và Anh do họ có đội thương thuyền mạnh, qua đó có thể chuyên trở rượu vang đến các thị trường lớn.
Trước cách mạng pháp 1799, ngành rượu vang vẫn chủ yếu nằm trong tay Giáo hội công giáo do họ nắm giữ số vườn nho lớn nhất. Tuy nhiên với sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản, rượu vang bắt đầu được công nghiệp hóa và chuyên được sản xuất cho mục đích thương mại.
Dần dần, với sự bành trướng của văn hóa Phương Tây, rượu vang bắt đầu được biết đến trên toàn thế giới, trở thành một loại văn hóa biểu tượng cho lối sống thượng lưu. Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây cùng sự gia tăng sản lượng tại các nước Trung Quốc, Tây Ban Nha, Australia… đã khiến giá trị của rượu vang dần đi xuống tại các thị trường mới nổi.
Bất chấp điều đó, rượu vang vẫn thu hút được một lượng lớn những "tín đồ" với các buổi đấu giá các chai rượu lâu năm chất lượng cao. Người dân nhiều nước châu Âu vẫn chuộng những sản phẩm vang truyền thống được làm thủ công từ những vùng đất chuyên biệt với giống nho và cách sản xuất lâu đời.
Mặc dù chịu áp lực từ thị hiếu thị trường cũng như các nhà sản xuất vang quốc tế, ngành vang Pháp vẫn kiên định với những giá trị truyền thống của mình, đúng như những câu nói cửa miệng của người dân nơi đây: "Chuyện gì tới thì nó sẽ tới (Que Sera Sera)".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét