Theo đó, chất lượng giáo dục bình quân ở Việt Nam cùng các khu vực như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông đã vượt qua mức bình quân của OECD. Điểm số của 12% trong số 330 triệu học sinh tại đây tương đương với ¼ tổng số điểm trên toàn cầu.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Cách đây không lâu, ông Michael Gove với vai trò là Bộ trưởng giáo dục Anh đã đến thăm châu Á vào năm 2010. Khi đó, ấn tượng của ông về nền giáo dục tại Thượng Hải và Singapore là vô cùng lớn. Không có gì là ngạc nhiên khi Thượng Hải đứng đầu về điểm số đánh giá chất lượng học sinh quốc tế (PISA) trong số các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2011.
Đã gần 8 năm trôi qua và khảo sát của Ngân hàng thế giới World Bank cho thấy không riêng gì Singapore, chất lượng giáo dục của nhiều trường ở Châu Á Thái Bình Dương như Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể và có thể vượt qua cả Phương Tây.
Theo đó, chất lượng giáo dục bình quân ở Việt Nam cùng các khu vực như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô và Quảng Đông đã vượt qua mức bình quân của OECD. Điểm số của 12% trong số 330 triệu học sinh tại đây tương đương với1/4 tổng số điểm trên toàn cầu.
Nghiên cứu này cho thấy chất lượng học sinh không phân biệt giàu nghèo, thậm chí học sinh nhiều nước nghèo còn có điểm số cao hơn các nước giàu.
Dân số và số học sinh (triệu người); Số học sinh đạt điểm cao trong khoa học và toán tại Việt Nam và Mỹ (nghìn)
"Học sinh tại Việt Nam và Trung Quốc bình quân thuộc tầng lớp thu nhập trung bình thấp nhưng lại có điểm số cao hơn mức trung bình của học sinh ở OECD", đánh giá của World Bank cho thấy.
Đây là điều bất ngờ với chính các chuyên gia của World Bank bởi thông thường những sinh viên từ nhóm quốc gia thu nhập thấp khó đạt được điểm số cao hơn mức bình quân của các học sinh từ nước giàu.
Trước đó vào năm 2015, báo cáo về điểm số PISA cho thấy những học sinh nghèo có kết quả học tập thấp hơn 3 lần so với những sinh viên ở các nước giàu hơn.
Theo Giáo sư Tran Van Hoa của đại học Victoria-Australia, chính sách giáo dục của Việt Nam được thúc đẩy bởi các yếu tố như truyền thống lịch sử, đặc điểm văn hóa cũng như nhu cầu nhân lực để cạnh tranh và gia tăng lợi thế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Tuy nhiên, báo cáo của World Bank cũng chỉ ra thành tích điểm số PISA của Việt Nam không tương ứng với mức độ hiểu biết thực hành của học sinh. Đồng quan điểm trên, Giáo sư Edward Vickers của trường đại học Kyushu-Nhật Bản cho rằng những kết quả điểm số trên đã bị hiểu lầm và thổi phồng thái quá. Ông Vickers cho rằng phương pháp giáo dục tại nhiều nước Châu Á như Trung Quốc vẫn theo lối mòn và ngăn chặn tư duy phản biện, sáng tạo của học sinh.
Ảnh minh họa
Bất chấp điều đó, bác cáo của World Bank vẫn cho thấy 40% các học sinh ở Đông Á có kết quả học tập tốt và hệ thống giáo dục của các quốc gia như Nhật Bản, Singapore truyền thụ được nhiều kiến thức cho học sinh nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới.
Chính nhờ sự tiến bộ trong hệ thống giáo dục mà bảng xếp hạng của nhiều trường ở châu Á cũng đi lên dù vẫn còn kém khá xa so với các trường đại học Phương Tây. Tuy vậy điều này không hoàn toàn đúng với mọi khu vực khi học sinh nhiều nơi ở Châu Á như Đông Timor, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan có kết quả học tập không bằng bình quân khu vực.
Cụ thể theo báo cáo, khoảng 60% học sinh tại những khu vực này được đào tạo trong một hệ thống giáo dục kém. Nhiều học sinh được giảng dạy số kiến thức dưới mức bình quân cũng như chịu thiệt thòi so với những bạn bè cùng trang lứa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét