Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Trang South China Morning Post mới đây đã đăng tải loạt hình ảnh những người dân tộc thiểu số ở Việt Nam đầy tính nghệ thuật và khơi gợi xúc cảm của người xem, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Pháp - Réhahn, người dành tình yêu sâu sắc đối với nền văn hóa của mảnh đất hình chữ S.





Réhahn, sinh ra vào ngày 4 tháng 5 năm 1979 ở Bayeux, Normandy, Pháp, là một nhiếp ảnh gia hiện đang sống tại Hội An, Việt Nam. Anh đã đi qua hơn 35 quốc gia và đặc biệt nổi tiếng về các bức ảnh chân dung tại Việt Nam, Cuba và Ấn Độ. Réhahn lần đầu tiên đặt chân đến nước ta vào năm 2007, thông qua tổ chức phi chính phủ Pháp Enfants du Vietnam.


Việt Nam dưới ống kính của Rehahn là một đất nước tươi đẹp, bình yên và mang đậm bản sắc văn hóa. "Tôi luôn là một du khách nhiệt tình", nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle nói. "Khi đặt chân đến bất cứ nơi nào, tôi đều dành hàng giờ để lắng nghe những người ở đó nói về cuộc sống của họ, câu chuyện của họ, văn hóa của họ. Sau đó, tất nhiên, sự tương tác luôn là chìa khóa cho một bức chân dung tuyệt vời."



Réhahn chụp cùng cụ bà Hang Thi Dinh (92 tuổi), người dân tộc H'mong vào tháng 7 năm ngoái.



Réhahn cho biết, lý do anh chọn Việt Nam làm nơi sinh sống lâu dài của mình là vì anh yêu lối sống và sự lạc quan của người dân nơi đây. Mặt trời chiếu sáng quanh năm và nhiệt độ tối thiểu là 20 độ C, đó chỉ là nhiệt độ mùa hè ở Normandy, nơi anh sinh ra.


Kể từ khi đưa Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng trong danh sách của mình, nhiếp ảnh gia đã thực hiện kế hoạch chụp chân dung các thành viên của 54 dân tộc thiểu số được chính thức công nhận, và đến nay, ânh đã chụp thành công ở 49 dân tộc. Một số dân tộc gần khu vực biên giới với Lào hoặc Trung Quốc là những nơi khá nhạy cảm về chính trị nên sẽ khó khăn trong việc xin cấp phép hơn.


Nhiếp ảnh gia đặc biệt quan tâm đến những bộ trang phục truyền thống ở các dân tộc thiểu số. Anh còn đã lập nên một phòng trưng bày nghệ thuật di sản quý ở Hội An. Réhahn kể rằng, khoảng 10 trong số 49 dân tộc thiểu số Việt Nam mà anh đã gặp thậm chí không thể làm trang phục truyền thống của họ nữa. Nhiều di sản văn hóa đã dần bị mai một đi. Những người lớn tuổi thì lo lắng và lo sợ văn hóa lâu đời của họ sẽ biết mất hoàn toàn. Nhưng người trẻ thì dường như không hề quan tâm đến truyền thống mà chỉ thường xuyên sử dụng điện thoại và Facebook từ khi còn rất nhỏ.


Ở nhiều nơi, nền văn hóa truyền thống đang dần bị phai mờ. Tôi thường gặp những người trẻ không quan tâm đến truyền thống văn hóa của đất nước họ. Là một nhiếp ảnh gia, tôi có cơ hội lưu giữ lại những truyền thống đang thay đổi hoặc sắp sửa biến mất ở tất cả những nơi đó.


- Réhahn





Réhahn: “An Phuoc là một cô bé 7 tuổi đến từ cộng đồng dân tộc Chăm. Em được biết đến với tên gọi 'cô bé có đôi mắt mèo'. Đôi mắt trông giống như hai viên bi xanh biếc, khiến cô bé khác biệt so với những người khác trong cộng đồng của mình. Ban đầu, gia đình không quan tâm đến việc tôi chụp ảnh. Nhưng sau khi đặt camera sang một bên và làm quen với nhau, chúng tôi tạo ra một liên kết và bây giờ tôi thường xuyên ghé thăm gia đình họ. ”





“Tôi gặp A Dip, 76 tuổi, vào năm 2017. Ông ấy thuộc nhóm dân tộc Tơ Đra, theo các chuyên gia, họ là một chi nhánh khác của dân tộc Xơ Đăng, mặc dù truyền thống và phương ngữ của họ là khác nhau. Ông ấy là nghệ nhân duy nhất trong làng vẫn làm những chiếc giỏ tre truyền thống, và những nhạc cụ truyền thống cuối cùng của người Tơ Đra.”





“Sau ba năm chờ đợi sự cho phép, việc có thể gặp Ro Mam được chắc chắn là trải nghiệm mãnh liệt và thành công nhất của tôi. Hiện tại, dân tộc của bà chỉ đúng 12 bộ trang phục truyền thống, và tôi rất vinh dự được nhận một chiếc trong số đó, cùng với một cái ống và một cái giỏ. 11 bộ trang phục còn lại được Ro Mam bảo quản cẩn thận bởi vì không ai có thể làm ra chúng nữa. ”





"La Hủ có nghĩa là" mạnh mẽ như một con hổ "và các thành viên của dân tộc này được biết đến là những thợ săn hổ rất giỏi. Người Lahu không có ngôn ngữ viết riêng, và hầu hết trong số họ không nói tiếng Việt. Truyền thuyết kể rằng, một nhóm học giả đã từng viết ngôn ngữ cổ của người La Hủ trên bánh nếp, nhưng sau đó, họ đói bụng và đã ăn mất chúng.”





“Người Dao chia thành một số phân nhóm, mỗi nhóm lại có trang phục và đặc điểm truyền thống của riêng mình, vì dụ như màu của khăn trùm đầu và cách buộc chúng ở mỗi nơi cũng khác nhau. Phụ nữ Dao sử dụng chàm để nhuộm trang phục của họ và sáp để tạo ra những hoa văn đẹp trên vải. Những mũi thêu phức tạp cùng những hạt cườm tinh tế thể hiện được những người phụ nữ nơi đây đã phải trải qua một quá trình dài, tỉ mỉ và kiên nhẫn để làm ra nó."





“Giáy là một trong những nhóm dân tộc thiểu số nhỏ nhất ở Việt Nam. Họ di cư từ Trung Quốc và định cư ở các vùng phía Bắc Việt Nam khoảng 200 năm trước. Trang phục ban đầu của Giáy rất đặc biệt so với các dân tộc khác, bởi nó có màu đen đồng nhất, nhưng hiện tại đã khó có thể tìm được những bộ trang phục như thế."





“Tôi đã đi gặp người Brâu vào tháng 5 năm 2016. Tôi mất hai ngày để đến làng của họ, đó là một trong những người nghèo nhất mà tôi từng thấy. Theo truyền thống, người Brâu đeo những bông tai rất to và nặng. Tùy thuộc vào mức thu nhập, họ sử dụng bông tai làm bằng ngà voi hoặc gỗ. Đến nay, đã không còn ai trong làng làm trang phục truyền thống của Brâu nữa.”



“Vào tháng 7 năm 2016, tôi rất vinh dự được gặp gỡ nhóm dân tộc thiểu số nhỏ nhất Việt Nam - Ơ Đu. Hầu như không có nhiều thông tin về hộ trên internet, tôi mất hai ngày để tìm kiếm. May mắn là tôi đã được gặp đứng đầu bộ tộc. Tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, hiện tại Ơ Đu chỉ còn lại 5 bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh.”

0 nhận xét:

Đăng nhận xét