Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Bạn đã xác định sẽ gây dựng một startup? Vậy hãy xác định luôn là nó rất dễ thất bại. Số lượng công ty phá sản tại Thung lũng Silicon nhiều đến nỗi người ta phải gọi đó là huyền thoại. Vấn đề nằm ở chỗ, các startup không bị "đập phát chết luôn" mà chết từ từ. Biết điểm dừng chính là một yếu tố quyết định thành công của một doanh nhân, không chỉ tại thời điểm đưa ra ý tưởng hay gọi vốn.



Các công ty khởi nghiệp không thành công có thể phải sống ì ạch trong nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm, chỉ nhờ niềm đam mê của những người sáng lập và những dòng tiền lẻ tẻ. Dù lòng vẫn nghĩ, "thôi kệ đi, để nó tự sinh tự diệt", thế nhưng các nhà sáng lập không dám bỏ cuộc. Họ lại bào chữa, và biện minh rằng sẽ huy động thêm một khoản vốn khác, có thể đánh bại đối thủ cạnh tranh hay chỉ cần sửa lại kế hoạch marketing một chút là được.


Coi thất bại là mẹ thành công
Báo cáo CBInsights gần đây đề cập đến chuyện vì sao các công ty khởi nghiệp thất bại. Trong đó có 3 lý do chính: không có sự liên kết sản phẩm hoặc thị trường, hết tiền và không xây dựng được đội ngũ sáng lập đúng nghĩa. Đây cũng là nguyên nhân tại sao các công ty khởi nghiệp chết mòn.


Các nhà sáng lập cứ đổ lỗi cho người khác trong khi lỗi của mình thì không thèm nhắc hoặc chỉ dám hướng đến giải pháp tạm thời thay vì phương án lâu dài. Họ không thấy rằng các quy tắc thị trường cơ bản đang chống lại họ. Bạn tăng được bao nhiêu vốn bao nhiêu cũng được, nhưng nếu không ai nhu cầu mua sản phẩm của bạn, thì tốt nhất là đóng cửa. Chấm hết.


Vì vậy, đừng có lo chuyện thương hiệu, mà hãy bắt đầu nghĩ lại xem sản phẩm của mình có phù hợp với thị trường hay không.





Mất tiền không phải là mất hết
Người ta vẫn nghĩ mất tiền là mất hết. Trên thực tế, hết tiền mặt không phải là nguyên nhân chính công ty khởi nghiệp thất bại. Vậy tại sao công ty khởi nghiệp "rỗng túi"? Do thiếu kinh nghiệm nên vung tay quá trán? Sản phẩm không phù hợp với thị trường nên không có doanh thu? Hay là do mô hình kinh doanh ngay từ đầu đã không hướng đến lợi nhuận?


Ba bước để tránh thất bại cho startup
Làm thế nào để tránh thất bại? Hãy bắt đầu với những điều cơ bản.


Sản phẩm phù hợp với thị trường là câu trả lời. Nếu bạn chẳng thể làm người ta tin vào sản phẩm, chẳng biết khách hàng cần gì, mua hàng thế nào thì hãy dẹp tiệm đi. Nếu thị trường đã bão hòa, hãy xem xét lại quy mô kinh doanh. Đừng đòi mở rộng công ty cho đến khi bạn có một kế hoạch khả thi tại chỗ.

Bạn sẽ hết tiền nếu giá bạn mua vào cao hơn giá bán ra. Nếu không thể mua giá thấp và bán giá cao thì hãy suy nghĩ lại mô hình kinh doanh của mình.


Tiếp đến, hãy vào khả năng thực thi của mình, Hãy tự hỏi mình những điều sau đây:


Liệu tôi có đủ kỹ năng và kinh nghiệm tồn tại và phát triển tiếp, sau thành công ban đầu?


Liệu các thành viên trong nhóm có hợp tác và bù đắp cho những thiếu sót của tôi?


Liệu nhóm của tôi có đủ kinh nghiệm để phát triển đúng chiến lược và nhận ra khi nào cần xoay vòng?

Liệu chúng ta có thể tự cân bằng, hay có những người cố vấn, có thể đưa ta đi đúng hướng khi các nhà sáng lập cãi nhau? 

Hãy nhớ rằng, làm việc với người tài là không đủ mà phải chủ động xin họ lời khuyên.

Để startup không chết yểu: Làm việc với người tài là không đủ mà phải chủ động xin họ lời khuyên - Ảnh 2.

Nếu startup thất bại, chúng ta phải làm gì?

Nếu dám chấp nhận thất bại, người sáng lập cũng sẽ mở rộng tấm lòng để đón nhận những cái mới. 

Hãy bắt đầu với nhu cầu từ thị trường. Có ai mua sản phẩm của bạn không? Nếu có ý tưởng tốt, việc tự thuyết phục nhà đầu tư cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, "ý tưởng độc đáo" không có nghĩa là kinh doanh sẽ thuận lợi.

Nếu sản phẩm đã có sẵn trên thị trường, liệu bạn có thu hút được khách hàng? Về lý thuyết, sản phâm sẽ được đón nhận, nếu giá vừa tầm, dễ sử dụng, không có sản phẩm tốt hơn trên thị trường. 

Cuối cùng, hãy nhìn vào lượng tiền mặt. Việc vung tiền có đạt hiệu quả, có lôi kéo được nhiều khách hàng? Nếu không được, hãy coi lại kế hoạch kinh doanh. 

Cho dù bạn đang ở giai đoạn nào trong chu kì kinh doanh, hãy cố gắng xây dựng đội ngũ cố vấn và nhân viên, để xây dựng một sản phẩm mới và độc đáo chứ không chỉ đi theo lối mòn. Việc sẵn sàng đón nhận thất bại của mình và ủng hộ những người khác khi họ thất bại chính là phép màu đằng sau thành công của thung lũng Silicon.

Nếu đã xác định rằng thất bại là không thể tránh khỏi, việc rút ra kinh nghiệm từ thất bại chính là chìa khóa bạn sẽ thành công hay không.

(Theo Forbes)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét