Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

Tập đoàn SoftBank khổng lồ của Masayoshi Son ở Nhật Bản hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư để đưa thêm 15 tỷ USD vào Vision Fund của mình. Hiện nay, quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 100 tỷ USD này đã bỏ ra hơn 70 tỷ USD cho các công ty công nghệ.



Son rất sáng suốt về tiền bạc. Thậm chí nếu bạn không tính đến cuộc đua tìm ra công ty kỳ lân kiểu như Uber tiếp theo, thì cũng có nhiều lý do để đặt cược vào lĩnh vực đang lớn mạnh và đầy màu mỡ này của ngành quản lý tài sản. Phí quản lý cho các hoạt động đầu tư đa dạng chiếm đến 43% tổng chi phí cho các dịch vụ quản lý tài sản, con số này trước đây 10 năm chỉ là 17%.


Mức phí dao động từ 0,7 đến 1,3 mà SoftBank áp dụng với các nhà đầu tư Vision Fund cho thấy Son có thể thu được khoảng 1 tỷ USD tiền phí mỗi năm – mà không cần tìm đầu ra cho các công ty kỳ lân của mình. Son có thể tạo ra gần như mỗi năm một công ty kỳ lân nhờ vào khoản phí thu được từ việc đảm nhận vai trò tư vấn đầu tư công nghệ cho các nhà đầu tư.


Và ông sẽ không hề gặp phải khó khăn gì nếu muốn tìm thêm các nhà đầu tư mới. Trong khi các quỹ quyên tặng và quỹ đầu tư quốc gia đã tham gia sâu vào thị trường cá nhân, thì những người có tài sản lớn, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm vẫn còn khá mới mẻ với sân chơi này, và sẽ rất hào hứng tham gia. Và nếu họ muốn đa dạng hóa đầu tư thì cũng là điều hợp lý.


Tuy nhiên, dù Son là một chuyên gia tài chính lão luyện, SoftBank vẫn phải đối mặt với một mối nguy hiểm cực lớn từ chính bộ máy đầu tư mà ông đã tạo ra.


Để thành công với tư cách là một công ty đại chính, SoftBank cần phải cho thấy nó có thể tìm được đầu ra cho các khoản đầu tư mà mình nắm giữ. Và muốn thế, nó cần một thị trường chứng khoán (TTCK) sôi động ở Mỹ, vốn vẫn là nơi quen thuộc cần tìm đến cho các lần IPO (lần đầu tiên một công ty phát hành cổ phiếu ra thị trường) lớn.

Năm ngoái, sự tương quan giữa cổ phiếu ở TTCK Tokyo và Nasdaq của SoftBank đã đạt đến mức cao nhất của thời kỳ bong bóng dotcom, và người ta thấy rằng công ty này đã chuyển biến từ một nhà khai thác dịch vụ viễn thông sang một nhà đầu tư mạo hiểm khổng lồ. Nhưng để giữ danh tiếng này, rốt cuộc nó cần một số cuộc IPO thành công.


Thực tế là thị trường cổ phiếu ở Mỹ ít sôi động hơn nhiều so với vẻ bề ngoài của nó. Gần đây ở Mỹ chỉ có một vài cuộc IPO mới, trong khi số lượng các công ty đại chúng đã sụt giảm khá nhiều kể từ cuối thập niên 1990. Thậm chí sự hồi phục trong năm nay cũng không tạo ra một triển vọng lớn nào.


Son cũng là một nhân tố gây ra tình trạng này. Nắm trong tay quỹ đầu tư khổng lồ 100 tỷ USD và đầu tư vào các công ty công nghệ sắp thành công đã làm biến dạng môi trường đầu tư và làm chậm nhu cầu của các công ty kỳ lân khi tìm kiếm một cuộc IPO (vì họ đã có tiền và không cần IPO nữa).


Một thị trường không có IPO rốt cuộc sẽ biến thành một ao tù. Phí quản lý là một chuyện, nhưng không có gì củng cố vững chắc cho danh tiếng của một quỹ đầu tư bằng một đầu ra sáng suốt. Quy mô và thành công của SoftBank trong việc gây quỹ, trớ trêu thay, lại chính là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến khả năng thành công trong tương lai của nó.


Ngoài ra, những ai đặt niềm niềm tin vào năng lực của SoftBank hay nói cách khác là vào Son sẽ đòi hỏi lợi tức cực lớn. Theo hãng nghiên cứu Bernstein Research, họ trông chờ mức lợi tức 25% hàng năm từ các nhà quản lý tài sản của mình.





Đợt IPO vừa rồi của Lyft tạo ra tín hiệu khởi sắc cho một viễn cảnh tươi sáng nói chung. Nhưng những gì mà các nhà đầu tư của Son ghi nhớ là Carl Icahn đã nỗ lực để bán cổ phần của mình tại Lyft với mức giá gấp 10 lần số tiền mình bỏ ra. Vì thế cột mốc kỳ vọng lần này là khá cao đối với các khoản đầu tư của Son.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét