Mới đây, một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Á đã mua cả một khu phố ở San Francisco. Tuy nhiên, đó không phải là một điều gì lạ lẫm ở Mỹ cả. Trên thực tế, xu hướng này còn bắt đầu từ hàng trăm năm trước.
Thoạt nghe có vẻ kỳ lạ khi một cặp vợ chồng có thể mua cả một khu phố ở Sản Francisco với giá 90.000 USD. Presidio Terrace, một con phố giàu có ở tây bắc thành phố, hiện đang thuộc sở hữu của Tina Lam và Michael Cheng, những người đã sở hữu con đường này sau khi chiến thắng trong một cuộc đấu giá.
Lam và Cheng không sở hữu những căn nhà trên con phố, mà chỉ sở hữu đường xá và các khu vực công cộng. Tuy nhiên, cặp đôi đầu tư khôn ngoan này bây giờ có thể thu phí đi lại trên con đường hay đỗ xe của những cư dân lắm tiền nhiều của sống trên khu phố này.
Một điều đáng ngach nhiên là Thành phố San Francisco đã bán Presidio Terrace trong một cuộc bán đấu giá trực tuyến để thu hồi một khoản thuế chưa thành toán trị giá 944 USD. Nhưng ít nhất ở Mỹ, luật bất động sản quy định như vậy.
Làm thế nào những khu vực công cộng ở một khu phố, nơi các căn nhà có giá hàng triệu USD, lại được bán với khoảng tiền tương đối nhỏ như vậy? Hơn nữa, tại sao nó có thể bị đem ra bán?
Để trả lời được câu hỏi này, thì chúng ta cần quay về hàng thế kỷ trước.
Thói quen bắt đầu từ thời thuộc địa
20 năm trước khi người Mỹ nghĩa đến việc giành độc lập từ Vương quốc Anh, Joseph Basset đã bước vào tòa thị chính ở New Haven, Connecticut với một ý tưởng có vẻ tồi tệ đối với thành phố. Năm 1751, Basset trao cho thành phố một đoạn đường cao tốc cũ mà ông sắp được thừa hưởng từ cha mình. Đổi lại, thành phố sẽ đưa cho ông ta một con phố lớn ở giữa thành phố.
Việc trao đổi này diễn ra phổ biến ở Mỹ thời thuộc địa, nơi các thành phố kẹt tiền thường không không có tiền để duy trì cơ sở hạ tầng. Vì vậy, họ bán hoặc trao đổi những đường phố để lấy những mảnh đất khác từ những nhà phát triển, những người có thể cải thiện các tuyến đường và kiếm tiền bằng cách thu phí người dân sử dụng chúng.
Theo Molly Brady, phó giáo sư về luật ở Đại học Virginia, “Những cuộc mua bán đường phố diễn ra rất sôi động. Nó đã khá phổ biến ở Mỹ trong một thời gian dài.”
…Vẫn kéo dài cho đến thời điểm hiện tại
Với ít ví dụ được biết đến ở những nơi khác trên thế giới, đây dường như là một giải pháp đậm chất Mỹ để duy trì không gian công cộng. Và nó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Trong một vụ mua bán một con phố công cộng gần đây, New Haven, một thành phố với 130.000 cư dân đang nợ nần chồng chất và tìm cách cắt giảm chi phí, đã bán 2 con phố ở trung tâm thành phố cho Đại học Yale với giá 3 triệu USD vào tháng 6. Thành phố này hy vọng Đại học Yale sẽ làm tốt hơn họ trong việc duy trì cơ sở hạ tầng.
Cũng trong tháng 6, thành phố Houston, Texas đã bán 2 triệu USD đường phố cho các công ty tư nhân để giảm thâm hụt ngân sách. Atlanta, Georgia cũng lên kế hoạch để bán những đường phố công cộng cho một nhà phát triển. Tổng thống Trump thậm chí còn đề xuất tư hữu hóa toàn bộ các con đường, đường cao tốc và cầu.
Hoạt động mua bán các con phố thường có thể sẽ trở nên phổ biến hơn khi các thành phố kẹt tiền, đặc biệt là khu vực trung tâm gặp khó khăn về kinh tế của Mỹ, đang tìm cách để thu tiền.
Làm thế nào để kiếm lợi từ những con phố?
Người mua thường không phải tuân thủ theo các quy định như các cơ quan của chính phủ. Điều này có nghĩa là họ có thể đốt cháy giai đoạn khi lắp đặt đèn giao thông hay quyết định độ dày của nhựa đường.
Họ cũng có thể sáng tạo về cách thu được lợi nhuận từ đầu tư của mình. Ở San Francisco, những chủ sở hữu mới của Presidio Terrace đã đề xuất bán lại con phố những người dân sinh sống ở đây. Nếu đề xuất này không thành công, họ sẽ có thể tính phí cư dân hoặc những người khác đỗ xe trên con phố này.
Ở một thành phố nơi giá nhà trung bình là 1,5 triệu USD và hiếm có chỗ đỗ xe thì điều này không phải là hiếm. Chủ sở hữu của một con phố thường bị hạn chế phát triển đất đai và phải đảm bảo việc bảo trì tối thiểu. Theo “Học thuyết gây phiền toái” trong luật pháp Mỹ, chủ sở hữu của một con phố được sở hữu bởi tư nhân phải tránh làm hại người khác bằng cách khiến nó xuống cấp đến mức giá trị các bất động sản gần đó bị giảm xuống.
Những con đường và những vương quốc
Andrew Feldman, một nhà môi giới bất động sản của Triplemint ở New York, cho rằng việc nhiều nhà đầu tư đang ngày càng muốn đầu tư dài hạn vào đường xá và đôi khi là cả những thị trấn đã tạo ra một thị trường riêng khá kỳ lạ.
Vào năm 2012, thị trấn nhỏ nhất ở Mỹ, Buford, Wyoming, đã được bán cho nhà đầu tư Việt Nam với giá 900.000 USD. Một cặp đôi vào năm 2010 đã mua thị trấn nhỏ Wauconda ở Washington State với giá 360.000 USD. Một công ty đã chi 5 triệu USD cho thị trấn Nipton, California, với hi vọng có thể biến nó thành một thị trấn chuyên sản xuất.
Theo Feldman, đầu tư vào một thành phố hay những con phố riêng biệt thường sẽ thành công nếu có một kế hoạch rõ ràng để thu được tiền mặt. Ví dụ, họ có thể xây dựng một nhà máy nằm ở cuối con đường mà họ vừa mua, hay đơn giản là dựng một chạm thu phí và tính phí đối với bất cứ ai qua lại con phố của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét