Chính phủ Trung Quốc mới đây tiếp tục ra lệnh cấm các doanh nghiệp đăng ký tên công ty theo những kiểu khác lạ như “Sợ vợ” hay “Sức mạnh tiền sử”.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc xuất hiện khá nhiều những ngôi nhà có hình dạng kỳ lạ như hình ấm trà hay hình chiếc ủng và chính quyền Bắc Kinh năm 2016 đã phải ra lệnh cấm xây dựng những công trình dị dạng như vậy.
Không dừng lại ở đó, chính phủ Trung Quốc mới đây tiếp tục ra lệnh cấm các doanh nghiệp đăng ký tên công ty theo những kiểu khác lạ như “Sợ vợ” hay “Sức mạnh tiền sử”.
Nguyên nhân của quy định mới này đến từ những cái tên rất dị của các doanh nghiệp Trung Quốc khi họ đăng ký kinh doanh. Nhiều cái trong đó đã vay mượn những câu chuyện cười trên mạng xã hội để đặt tên nhằm thu hút sự chú ý.
“Công ty TNHH Quản lý khách sạn Sức mạnh tiền sử Thẩm Dương” có lẽ là cái tên khá dị với nhiều người nhưng với những người hâm mộ thể thao Trung Quốc, nhất là những người biết đến vận động viên bơi lội nổi tiếng Fu Yuanhui thì khác.
Tại Việt Nam, việc các công ty đăng ký kinh doanh bằng những cái tên kỳ lạ không phải là hiếm. Ví dụ chuỗi cửa hàng New York Dessert Café (NYDC) được đăng ký thành “Công ty cổ phần Nhà hàng Nam Yến Đại Cát” ở Việt Nam. Hay nhà hàng Au Parc đầy chất thơ theo tiếng Pháp được đăng ký dưới cái tên “Công ty TNHH Ăn uống Pha Ánh Ráng Chiều”.
Kỳ quặc hơn, một số cửa hàng còn phiên âm ra tiếng Việt để đặt tên, như quán cà phê Insomnia được đăng ký thành “Doanh nghiệp TN nhà hàng In sớm ni á”. Hay chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh Subway tại Việt Nam được đăng ký thành “Công ty TNHH Đường ngầm”.
Sau khi giành huy chương đồng tại Olympic Rio, vị nữ vận động viên này đã làm xôn xao cộng đồng mạng với phát biểu sau chiến thắng rằng: “Tôi đã dùng tất cả sức mạng tiền sử của mình để bơi”.
Một câu chuyện khác là có rất nhiều nhà hàng hay quán cà phê ở Trung Quốc dùng tên “Cây nấm xanh gầy guộc”. Nguyên nhân của cái tệ kỳ lạ này bát nguồn từ việc một đoạn video quay 1 người đàn ông than vãn sự cô đơn của mình khi bạn gái ở xa.
“Thật không thể chịu nổi, tôi chỉ muốn khóc”, anh chàng mếu máo.
Trớ trêu thay, do phát âm vùng miền, câu cuối của anh chàng này nghe như “Cây nấm xanh gầy guộc” và trở thành trò cười trên mạng.
Không dừng lại ở đó, mạng xã hội Trung Quốc còn lan truyền cái tên “Cậu Niu” của một công ty sản xuất bao cao su. Tên đầy đủ của doanh nghiệp này là “Công ty TNHH công nghệ Internet Có một nhóm bạn trẻ có mơ ước, những người tin rằng họ có thể tạo nên một cuộc sống tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của Bác Niu”.
Thậm chí, nhiều công ty còn tùy hứng đặt ra những cái tên dị hơn nữa nhằm thu hút giới truyền thông như “Công ty công nghệ Sợ vợ Bắc Kinh” hay “Nhà máy sản phẩm lưới Sợ vợ An Bình”.
Do khác biệt về ngôn ngữ mà nhiều tên gọi của công ty khi dịch ra tiếng nước ngoài hoặc dịch trở về tiếng nguyên gốc có ý nghĩa khá lạ.
Ngay cả những tập đoàn quốc tế khi kinh doanh tại Trung Quốc cũng phải thuê những hãng tư vấn để có một cái tên hợp lý ở đây. Ví dụ như hãng Verizon có xuất phát từ tiếng Latin là “Veritas”, nghĩa là “sự thật”.
Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn thậm chí để nguyên gốc tiếng Anh như Boeing, Gucci, Ford… nhằm giữ nguyên được tinh thần của thương hiệu kinh doanh.
Cửa hàng thời trang "Thành phố thương hiệu của những chiếc quần"
Thông thường, các hãng nước ngoài thường chọn một cái tên có phát âm giống tiếng nước ngoài của thương hiệu hoặc một lựa chọn trung tính an toàn. Dẫu vậy, nhiều doanh nghiệp cũng dũng cảm tìm một cái tên mới thể hiện đặc trưng thương hiệu.
Ví dụ, hãng BMW có tên thương hiệu ở Trung Quốc phát âm là “Bao Ma” với chứ “B” và “M” ở đầu cùng ý nghĩa “Con ngựa quý”.
Tã giấy Pampers có tên Trung Quốc là “Bang bao shi” nghĩa là “Giúp trẻ em thấy thoải mái hơn”. Hãng xà phòng Walch có tên gọi “Weilu shi” nghĩa là “Vệ sĩ chất lỏng thần thánh”.
Với những cái tên như vậy, ai mà không muốn mua sản phẩm của họ chứ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét