Australia đang lâm vào tình trạng khủng hoảng hiến pháp nan giải nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng này có thể đe dọa đến tính dân chủ của toàn quốc gia cũng như kéo theo sự tranh cãi liên miên của giới chính trị và tòa án. Quan trọng hơn, tình hình này ở Australia làm dấy lên một câu hỏi cho toàn thể thế giới về tính hợp lý của đại biểu công dân.
Chỉ trong 1 tháng qua, 5 thành viên của nghị viện Australia đã thừa nhận rằng họ đã vô tình có 2 quốc tịch, một điều mà theo hiến pháp Australia năm 1900 đã quy định rằng không đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm các chức vụ cao cấp trong chính phủ.
Thông tin thật sự làm giới truyền thông Australia bùng nổ là việc Phó Thủ tướng Barnaby Joyce thừa nhận cha của ông được sinh ra ở New Zealand vào năm 1924, đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo này được thừa nhận hợp pháp là một người New Zealand.
Ngay lập tức, giới truyền thông và các chuyên gia chính trị Australia vào cuộc về vấn đề này. Bộ trưởng Tư pháp Michael Keenan đã phải lên tiếng đính chính rằng mình đã từ bỏ quốc tịch Anh từ 13 năm trước sau khi mạng xã hội cho hay nhà chính trị này có thể mang 2 quốc tịch.
Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 13 thượng nghị sĩ và 11 thành viên hạ viện đã bị điều tra ra là được sinh tại nước ngoài, chiếm tương ứng khoảng 17% và 7,3% ở Thượng viện, Hạ viện. Con số này có thể tăng trong thời gian tới và nếu những chính trị gia nay buộc phải từ chức, cán cân quyền lực tại Nghị viện Australia sẽ bị thay đổi và tác động lớn đến chính trường.
Top 4 nước có nhiều công dân nhất tại Australia (% tổng dân số)
Câu hỏi lớn cho cử tri
Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra với Australia hiện nay không phải là đảng phải nào sẽ giành ưu thế nhờ cuộc khủng hoảng này mà là tính hợp lý của Hiến pháp.
Australia là quốc gia có tỷ lệ công dân nước ngoài nhiều nhất trong số các nước phát triển. Gần 50% số công dân của Australia được sinh ra ở nước ngoài hoặc là con cháu trực hệ của công dân nhập tịch. Cụ thể, khoảng 28% công dân là được sinh ở nước ngoài và 21% có bố hoặc mẹ là người nước ngoài.
Trong số đó, khoảng 4,6% là được sinh ở Anh, 2,6% ở Trung Quốc, 2,2% ở New Zealand , 1,9% ở Ấn Độ… Đặc biệt, hơn 27% số công dân Australia nói 1 thứ tiếng nước khác ngoài tiếng Anh khi ở nhà.
Bất chấp điều đó, Hiến pháp của Australia đã gián tiếp khiến những công dân này không thể tham gia các chức vụ cấp cao trong chính phủ. Mới đây, nghị sĩ Larissa Waters đã phải từ chức khi bị phát hiện ra rằng cô được sinh ra ở Canada và đương nhiên được thừa nhận là một công dân của quốc gia này.
Người chính gốc Australia chỉ chiếm 33,5% dân số
Điều trớ trêu là trong khoảng 1903-1923, chỉ có 1 vị Thủ tướng Australia là người sinh tại đây, còn lại là những nhà lãnh đạo sinh ra ở nước ngoài. Thậm chí sau này, những vị cựu thủ tướng nối tiếng sau này như John Gorton, Julia Gillard hay Tony Abbott đều là công dân được sinh ra ở nước khác.
Tuy nhiên, việc hạn chế những người nhập cư hoặc sinh ra ở nước ngoài tham gia chính trị lại đặt ra nhiều nghi vấn cho xã hội Australia. Quốc gia này sẽ gặp khó khăn khi muốn thu hút thêm nhiều công dân nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. Liệu có công dân nào muốn nhập tịch một quốc gia mà họ không thể tham gia chính trị hoặc ít nhất có vị chính trị gia nào đó đại diện cho họ?
Thêm vào đó, việc truy tìm nguồn gốc của các chính trị gia đang làm náo động chính trường bởi rõ ràng, việc sinh ra ở đâu không thể chứng minh sự trung thành của một công dân đối với đất nước.
Gần một nửa số dân Australia là được sinh ở nước ngoài hoặc có bố hay mẹ là công dân nước ngoài
0 nhận xét:
Đăng nhận xét