Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Thiên đường thuế làm cho quá trình lần theo các dòng lưu chuyển tài chính trở nên cực kỳ khó khăn hoặc bất khả thi khi không thể tìm ra bất cứ bằng chứng nào. Vậy đã có bao nhiêu của cải trên thế giới đang được cất giấu ở các "thiên đường trần gian" này? 

Bao nhiêu tài sản của thế giới đang được cất giấu ở các thiên đường thuế?
Các phương thức kế toán gây nhức đầu cho phép các công ty đa quốc gia như Google, eBay và Ikea giảm thiểu các hóa đơn thuế một cách hoàn toàn hợp pháp.
Nhiều người cảm thấy khó chịu vì điều này. Thuế gần giống như phí hội viên của một câu lạc bộ và họ cảm thấy không công bằng khi một số người né các khoản phí nhưng vẫn mong đợi được hưởng lợi từ các dịch vụ cung cấp cho các thành viên. Đối với một quốc gia, thì các dịch vụ đó bao gồm quốc phòng, cảnh sát, đường xá, hệ thống cấp thoát nước, giáo dục…
Nhưng những thiên đường thuế không phải lúc nào cũng có một hình ảnh xấu như vậy. Đôi khi chúng cũng như bất kỳ nơi ẩn náu nào khác. Ví dụ, người Do Thái ở Đức quốc xã đã nhờ những giám đốc ngân hàng Thụy Sĩ bí mật cất giấu tiền hộ họ.
Bao nhiêu tài sản của thế giới đang được cất giấu ở các thiên đường thuế? - Ảnh 1.
Ngày nay, các thiên đường thuế đang gây tranh cãi vì 2 lý do: tránh thuế và trốn thuế.
Tránh thuế thì hợp pháp. Luật pháp áp dụng cho tất cả mọi người. Các doanh nghiệp nhỏ hơn và ngay cả những cá nhân bình thường cũng có thể thiết lập cấu trúc pháp lý vượt biên như các công ty lớn. Họ chỉ không có đủ tiền để chi trả cho phí kế toán.
Nếu những người dân muốn giảm hóa đơn thuế, các lựa chọn của họ bị giới hạn đến mức nhiều người chọn những hình thức trốn thuế bất hợp pháp khác nhau như gian lận VAT, những công việc trả bằng tiền mặt không công khai, hoặc hàng xách tay đi qua luồng xanh ở hải quan.
Lịch sử ngắn gọn của bí mật ngân hàng
Bao nhiêu tài sản của thế giới đang được cất giấu ở các thiên đường thuế? - Ảnh 2.
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi bí mật ngân hàng bắt đầu từ Thụy Sĩ: các quy định đầu tiên hạn chế ngân hàng chia sẻ thông tin về khách hàng của ngân hàng được thông qua vào năm 1713 bởi Đại hội đồng Geneva.
Hệ thống ngân hàng kín tiếng của Thụy Sĩ bắt đầu thực sự nổi lên vào những năm 1920s, khi nhiều quốc gia châu Âu tăng thuế để trả nợ cho Thế chiến thứ nhất, và nhiều người châu Âu giàu có đã tìm cách để giấu tiền của họ. Chính phủ Thụy Sĩ nhận thức được rằng dịch vụ này thúc đẩy nền kinh tế của họ. Do đó, vào năm 1934, hành động công khai thông tin tài chính của các ngân hàng bị khép vào tội hình sự.
Dần dần, thiên đường thuế đã xuất hiện ở các hòn đảo như Jersey hay Malta, hoặc nổi tiếng nhất ở Caribbean. Có một lý do đằng sau cho hiện tượng này: một hòn đảo nhỏ không phải là địa điểm lý tưởng cho sản xuất hay nông nghiệp, vì vậy dịch vụ tài chính là một lựa chọn thay thế rõ ràng.
Nhưng lời giải thích thực sự lại mang tính lịch sử: sự suy tàn của các đế quốc châu Âu trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Không muốn vực dậy Bermuda hay Quần đảo British Virgin với các khoản trợ cấp trực tiếp, Anh Quốc đã khuyến khích họ phát triển chuyên môn tài chính và được kết nối với London. Thay vào đó, các khoản trợ cấp này lại ẩn – doanh thu thuế “rò rỉ” đều đặn đến các hòn đảo này.
Lưu ý đến sự khác biệt
Bao nhiêu tài sản của thế giới đang được cất giấu ở các thiên đường thuế? - Ảnh 3.
Nhà kinh tế học Grabriel Zucman đã nghĩ ra một cách để ước tính tài sản đang được giấu trong hệ thống ngân hàng ở các thiên đường thuế.
Theo lý thuyết, toàn bộ khối tài sản và các khoản nợ được báo cáo ở mỗi trung tâm tài chính toàn cầu đáng ra phải bằng nhau. Nhưng thực tế, mỗi trung tâm có xu hướng báo cáo nhiều nợ hơn tài sản.
Zucman đã tìm ra được rằng toàn bộ nợ trên thế giới cao hơn 8% so với tổng tài sản. Điều này gọi ý rằng có ít nhất 8% của cải thế giới không được kê khai (điều này là bất hợp pháp). Những phương pháp khác đưa ra các ước tính còn cao hơn.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Ví dụ, theo Zucman, 30% của cải ở châu Phi đang được cất giấu ở các thiên đường thuế. Anh tính toán khoản lỗ trong doanh thu thuế/năm là 14 tỷ USD. Số tiền đó sẽ xây dựng được rất nhiều trường học và bệnh viện.
Giải pháp của Zucman là sự minh bạch: tạo ra một bản ghi chép toàn cầu ghi lại ai sở hữu cái gì để chấm dứt bí mật ngân hàng và các công ty vỏ bọc và ủy thác được bảo vệ danh tính. Điều đó có thể giúp giải quyết nạn trốn thuế. Nhưng tránh thuế là một vấn đề tinh vi và phức tạp hơn.
Để hiểu tại sao, hãy thử tưởng tượng bạn sở hữu một tiệm bánh ở Bỉ, một cửa hàng sữa ở Đan Mạch và một cửa hàng bánh sandwich ở Slovenia. Bạn bán 1 chiếc bánh sandwich phô mai và kiếm được 1 Euro lợi nhuận. Bao nhiêu phần của khoản tiền đó bị đánh thuế ở Slovenia, nơi bán sandwich, hoặc Đan Mạch, nơi bạn làm phô mai, hay Bỉ, nơi bạn nướng bánh? Không thể có một câu trả lời rõ ràng được.
Những thủ thuật kế toán
Bao nhiêu tài sản của thế giới đang được cất giấu ở các thiên đường thuế? - Ảnh 4.
Khi các loại thuế đang tăng lên gặp quá trình toàn câu hóa đang ngày càng mở rộng vào những năm 1920s, Hội Quốc liên (tiền thân của LHQ) đã soạn thảo các quy trình xử lý các câu hỏi như trường hợp sandwich phô mai ở trên. Chúng cho phép các công ty có thể lựa chọn nơi để đặt lợi nhuận.
Quyết định này có vẻ hợp lý, nhưng nó đã mở cửa cho một số thủ thuật kế toán thiếu minh bạch.
Một ví dụ được báo cáo rộng rãi là một công ty ở Trinidad đã bán bút bi cho một công ty chị em với giá 8.500 USD/chiếc, dẫn đến lợi nhuận cao hơn được đặt ở Trinidad, một quốc gia có mức thuế thấp thay vì ở những nơi có chế độ thuế cao hơn.
Hầu hết các thủ thuật như vậy ít rõ ràng hơn và do đó khó định lượng.
Tuy vậy, Zucman ước tính rằng 55% lợi nhuận của các công ty tại Mỹ đang nằm ở một số nơi Luxembourg hoặc Bermuda, tương đương với 130 tỷ USD/năm. Một ước tính khác cho thấy tổn thất của các quốc gia đang phát triển cao gấp nhiều lần so với số tiền viện trợ nước ngoài họ nhận được.
Các giải pháp khả thi là lợi nhuận nên bị đánh thuế trên toàn cầu với việc các chính phủ đưa ra cách phân chia lợi nhuận được thỏa thuận giữa các bên.
Nhưng có lẽ các thiên đường thuế sẽ không biến mất trong một tương lai gần vì chúng có lợi cho giới nhà giàu và có quyền lực bao gồm một số chính trị gia và nhiều nhà tài trợ của họ. Bên cạnh đó, bản chất phức tạp của vấn đề cũng làm chậm quá trình đưa các giải pháp vào thực tế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét