PC44 mời Phương Nga, Thùy Dung và Minh Nghĩa lên làm việc liên quan việc mở niêm phong hồ sơ vật chứng, trong đó có các lá thư viết trên nilon
Sau phiên tòa ngày 29/6, toàn bộ hồ sơ vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga cùng đồng phạm là Nguyễn Đức Thùy Dung đã được Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM chuyển sang Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (PC44) để điều tra bổ sung tội “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản”. Trong ảnh, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công bố quyết định trả hồ sơ vụ án, điều tra lại những tình tiết, căn cứ buộc tội Phương Nga và Thuỳ Dung đang có mâu thuẫn (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Ngày 17/7, PC44 đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ vụ án này. Thời hạn điều tra bổ sung là một tháng kể từ ngày Cơ quan CSĐT Công an TPHCM nhận hồ sơ vụ án. Trước đó, PC45 (Công an TPHCM) phụ trách điều tra vụ án này.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên, Đoàn luật sư TP Hà Nội), một trong các luật sư bào chữa cho Phương Nga, cho biết, ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, PC44 đã nhiều lần mời Phương Nga, Thùy Dung và Minh Nghĩa lên làm việc liên quan việc mở niêm phong hồ sơ vật chứng mà luật sư và các bên cung cấp, trong đó có các lá thứ viết trên nilon. (Ảnh: VnExpress)
(Ảnh: Zing)
Trong ảnh, 2 bị cáo Phương Nga và Thùy Dung tại phiên tòa ngày 29/6 (Ảnh: Vietnamnet)
Theo luật sư Nguyễn Văn Dũ, cũng là thành viên trong nhóm luật sư bào chữa cho Phương Nga, việc PC44 được giao điều tra lại vụ án đương nhiên họ có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng để làm rõ một số vấn đề được đặt ra do yêu cầu của quá trình điều tra bổ sung. (Ảnh: VTC News)
Thứ ba, mối quan hệ giữa ông Mỹ và Nga nhằm làm rõ có vi phạm hôn nhân một vợ một chồng hay không. Thứ tư, có hay không việc xâm phạm hoạt động tư pháp. Thứ năm, làm rõ các lần xuất cảnh giữa Nga và ông Mỹ. Thứ sáu, làm rõ có hay không hợp đồng tình dục. Thứ bẩy, là việc ông Mỹ và Phương Nga tố bị đe dọa. Thứ tám, làm rõ hợp đồng mua bán nhà và cuối cùng là làm rõ các chứng cứ luật sư và nhân chứng cung cấp.
Theo quyết định trả hồ sơ số 164/2017/HSST-QĐ ngày 19/6/2017 của TAND TP.HCM, có 9 vấn đề cần phải làm rõ gồm: Thứ nhất, thời điểm tạo lập các văn bản, thỏa thuận mua bán nhà; các giấy thỏa thuận nguyên tắc mua bán nhà. Thứ hai, vai trò của Thùy Dung. (Ảnh: Vietnamnet)
Toà cũng đề nghị các luật sư có tài liệu, chứng cứ gì thì nộp cho hội đồng xét xử để xem xét trong quá trình tố tụng. Trong ảnh, Tòa yêu cầu ông Nghĩa và đại diện các luật sư bào chữa cho Nga và Dung ký tên xác nhận niêm phong các tài liệu chứng cứ đã cung cấp. Tòa đóng dấu niêm phong trên bì thư các tài liệu và VKS ký xác nhận (Ảnh: Người Lao Động)
Bà Hồ Mai Phương (mẹ Phương Nga) ký vào giấy niêm phong (Ảnh: Người Lao Động)
Các bức thư, tài liệu, chứng cứ của các nhân chứng là ông Lữ Minh Nghĩa (người sống với bị cáo Thuỳ Dung như vợ chồng) và bà Hồ Mai Phương (mẹ bị cáo Phương Nga) nộp cho hội đồng xét xử đều do họ tự tay bỏ vào bì thư, niêm phong có sự chứng kiến ký nhận của của luật sư bảo vệ quyền lợi các bên, đại diện viện kiểm sát.(Ảnh: Người Lao Động)
Bà Hồ Mai Phương (mẹ Phương Nga - ảnh sau) và Lữ Minh Nghĩa ký niêm trong các tài liệu chứng cứ đã cung cấp cho tòa.
Luật sư ký vào niêm phong (Ảnh: Người Lao Động)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét