Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

iếng lành đồn xa, chúng tôi đã tìm đến Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, không khó để tìm gặp TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Nhắc đến chị mọi người đã gọi ngay biệt danh trìu mến: “Thư nano”, bởi chị đang giữ chức Trưởng phòng Nano Y sinh, bởi toàn bộ thời gian, công sức, trí tuệ của người phụ nữ này đều dành để nghiên cứu về công nghệ nano.
 tro-chuyen-voi-ts-ha-phuong-thu-nguoi-che-tao-ra-san-pham-cumargold-kare-giadinhvietnam.com 1
TS Hà Phương Thư được Forbes bình chon 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam với công trình chế tạo Phức hệ Nano FGC

Trong căn phòng nhỏ, một góc làm việc nhỏ, trên bàn là các tài liệu nghiên cứu để ngay ngắn cùng tấm bằng học bổng quốc gia Loreal- UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học cho đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” luôn được chị lau chùi cẩn thận.
Với quyết tâm chế tạo sản phẩm giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ độc tính hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu thương hiệu Việt từ nguồn thảo dược trong nước để giúp nâng cao thể trạng, giảm nhẹ gánh nặng cho bệnh nhân ung bướu, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại viện Công nghệ Tokyo Nhật Bản và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA của Pháp.“Làm khoa học là phải hướng đến cộng đồng”
Trò chuyện với tôi chị chia sẻ: “Tôi quyết định về Việt Nam vì thấy công nghệ nano ở nước ta còn khá mới mẻ, với nguồn dược liệu phong phú, mà chỉ dùng dưới dạng thô thì không thể phát huy hết công dụng. Hơn nữa, người Việt Nam bây giờ ung thư nhiều quá”.

Rồi chị kể về những người thân, bạn bè, hàng xóm đã ra đi vì căn bệnh ung thư, về những người đang hằng ngày vật lộn, sống chung với bản án tử hình ung thư, ánh mắt chị trở nên đợm buồn, xa xôi với đôi bàn tay đan chặt…
 tro-chuyen-voi-ts-ha-phuong-thu-nguoi-che-tao-ra-san-pham-cumargold-kare-giadinhvietnam.com 2
TS Hà Phương Thư nhận giải thưởng L’Oreal UNESCO (người mặc áo vàng ở giữa)
“Mình cũng có một cô bạn thân là nhà báo, đang độ tuổi đẹp nhất, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, rồi bỗng nhiên nhận tin dữ ung thư vú di căn xương. Đã chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của bạn, thậm chí của cả gia đình trên con đường giành giật lại sự sống từ tay tử thần đầy gian truân, đau lắm…
Đau đáu một nỗi niềm, tôi đã tự hỏi mình phải làm gì từ công nghệ nano, làm gì để giúp đỡ những bệnh nhân ung thư đang khao khát sống như bạn tôi, và hàng hàng bệnh nhân ung thư khác?”
Điều đó cũng lý giải vì sao nữ tiến sỹ trẻ luôn suy nghĩ tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều công trình khoa học xuất sắc, hướng tới cộng đồng, trong đó phải kể đến đề án “Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư” được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới.
Đề án này xuất phát từ ý tưởng mới là sử dụng các vật liệu kích thước nano làm phương tiện mang, tạo thành phức hệ Nano đa chức năng, kết hợp nhiều hoạt chất nhằm hiệp đồng tác dụng, tăng hiệu quả tác động đối với tế bào ung thư, tập trung vào vị trí khối u, tránh tác động đến tế bào lành.
Trả lời câu hỏi của tôi về nỗi khó, cái khổ của phụ nữ làm khoa học, chị tâm sự: “Phụ nữ làm khoa học vất vả lắm, nhưng tôi luôn muốn làm và sẽ làm đến cùng, vì tôi nghĩ con đường mình đã chọn thật rất cần cho mọi người. Vả lại, tôi cũng muốn chứng minh rằng, khoa học không phải là một ngành nghề khô khan, tôi vẫn làm khoa học với cái đầu lạnh và một trái tim nóng, một trái tim luôn hướng tới cộng đồng”.
 tro-chuyen-voi-ts-ha-phuong-thu-nguoi-che-tao-ra-san-pham-cumargold-kare-giadinhvietnam.com 3

0 nhận xét:

Đăng nhận xét